Đặc điểm của các hộ được điều tra tại 03 xã thuộc huyện Bảo Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 71 - 72)

TT Nội dung ĐVT BQ Thái Niên Phong Niên

Xuân Quang

1 Số hộ điều tra Hộ 90,00 30,00 30,00 30,00

2 Diện tích đất BQ/hộ Ha 0,63 0,26 0,73 0,91

3 Số nhân khẩu/hộ Người 4,47 4,27 4,60 4,53

4 Số lao động/hộ LĐ 3,32 3,20 3,44 3,33

5 Năm kinh nghiệm

trồng na Năm 8,96 8,03 8,87 9,70

6 Số hộ có tham gia tập

huấn Hộ 14,00 11,00 15,00 17,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu 4.6 thể hiện được tình hình về đất đai, lao động, số năm kinh nghiệm trồng Na của các hộ, số hộ tham gia tập huấn quy trình kỹ thuật trồng Na tại địa phương, cụ thể:

Diện tích bình quân của các hộ trồng Na khoảng 0,63 ha/hộ, trong đó xã Xuân Quang có diện tích bình quân trên hộ lớn nhất là 0,91ha/hộ, tiếp sau đó là xã Phong Niên 0,73ha/hộ, cuối cùng là xã Thái Niên có diện tích bình quân trên hộ nhỏ nhất 0,26ha/hộ. Nguyên nhân là do dự án “Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” được UBND huyện Bảo Thắng triển khai tại các xã Xuân Quang và Phong Niên vì vậy ngoài một số diện tích cây Na đã trồng trước đó, 02 xã còn tăng diện tích trồng mới.

Bình quân chung, mỗi hộ có khoảng 4,47 nhân khẩu và 3,32 lao động. Tỷ lệ lao động khá cao là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất Na. Hầu hết các hộ đều sử dụng lao động gia đình cho hoạt động sản xuất Na. Chỉ có thời điểm thu hoạch, bón phân ở một số hộ có diện tích lớn mới sử dụng lực lượng thuê ngoài.

Về kinh nghiệm, hầu hết các hộ đều sinh sống ở vùng trồng Na lâu đời của huyện Bảo Thắng và đã tham gia sản xuất Na lâu năm, số năm trung bình là 8,96 năm, đặc biệt có hộ đã tham gia sản xuất na trên 15 năm.

Tỷ lệ bình quân số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật trồng Na tại địa phương là 46,67% trong đó tỷ lệ số hộ tham gia tập huấn của xã Xuân Quang cao nhất chiếm 56,66% tổng số hộ được điều tra. Thấp nhất là xã Thái Niên có tỷ lệ 36,67%. Cho thấy các hộ trồng Na vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng quy trình kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu vẫn sản xuất theo kinh nghiệm lạc hậu, tập trung ở một số hộ sản xuất với quy mô nhỏ.

4.2.2. Năng suất, sản lượng Na của các hộ điều tra của 03 xã thuộc huyện Bảo Thắng Bảo Thắng

Qua điều tra năng suất, sản lượng bình quân của các hộ tại 03 xã trong năm 2015, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)