Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông,
4.2.2. Vai trò tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
4.2.2.1. Người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông
Trong quá trình xây dựng NTM, người dân nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp thực hiện, trực tiếp hưởng lợi. Chính vì vậy, việc áp dụng, thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, qua đó sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực của người dân, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ tham nhũng, lãng phí.
Đối với công trình do nhân dân thôn, xóm đồng thuận làm thì chi bộ ra nghị quyết, giao cho ban phát triển thôn xây dựng kế hoạch, tổ chức họp dân, tuyên truyền vận động, huy động nhân dân và cộng đồng đóng góp kinh phí, đất đai, lao động,... tổ chức thi công, quyết toán, quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng công trình khi nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng.
Những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, Đảng ủy huyện Tam Nông đã rất coi trọng và đề cao việc tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM. Do đó, nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân được đưa ra cho nhân dân góp ý, đề xuất cho cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; tổ chức cho dân bàn và quyết định trực tiếp việc xây dựng quy ước cộng đồng khu dân cư, về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí,…; Đảng ủy các xã - thị trấn lãnh đạo Hội đồng nhân dân, UBND, UB.MTTQ và các đoàn thể phối hợp, hỗ trợ ban thanh tra nhân dân, các tổ giám sát cộng đồng thực hiện tốt chức năng giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương.
Do làm tốt công tác triển khai thực hiện, các xã Hương Nộn, Cổ Tiết, Dậu Dương... đã huy động được người dân đóng góp kinh phí, đất đai, sức lao động,... xây dựng được nhiều công trình trên địa bàn, nhất là làm đường giao thông thôn, xóm, nhà văn hóa thôn, công trình nước sạch, hệ thống kênh mương,.. một số xã công tác triển khai, tổ chức thực hiện còn lúng túng, chưa có các biện pháp tốt, như Văn Lương, Xuân Quang,... vì vậy, kết quả đạt được còn hạn chế.
Bảng 4.5. Ý kiến của người dân về huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới (n=80)
TT Nội dung Có Không Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
1 Việc huy động có xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân không? 69 86,25 11 13,75 2 Người dân có khả năng đáp ứng về
mức huy động không? 52 65,0 28 35,0 3 Cách triển khai việc huy động có phù
hợp với điều kiện của hộ không? 65 81,25 15 18,75 4 Các ý kiến được hội nghị nhất trí,
thực thi không? 60 75 20 25 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)
NTM đều xuất phát từ nhu cầu thực tế (tỷ lệ 86,25%); nhưng chỉ có 65% hộ dân có khả năng đáp ứng được mức huy động đóng góp do nhiều hộ còn rất khó khăn, dù muốn ủng hộ đóng góp để xây dựng quê hương nhưng lại không có đủ khả năng.
Do nguồn huy động đóng góp để phục vụ cho chính lợi ích của người dân nên 75% ý kiến được hội nghị nhất trí thông qua, và thực hiện theo ý kiến của người dân để phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế của họ, một số ý kiến không được nhất trí do các ý kiến không muốn xây dựng đóng góp và mức đóng góp chưa phù hợp.
4.2.2.2. Người dân tham gia đào tạo, tập huấn, ứng dụng tiến bộ KHKT phát triển sản xuất
Người dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn - là trung tâm của mọi hoạt động, là người thực hiện và đồng thời là người hưởng lợi. Sự phát triển chung của cộng đồng phục thuộc vào sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Để nâng cao sự phát triển của cá nhân cần tăng cường sự tham gia của các cá nhân trong công tác phát triển kinh tế, phát triển sản xuất của các xã. Đầu tiên là nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển hàng hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Khi người nông dân nắm bắt các kiến thức cơ bản, hiểu biết các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, canh tác thì họ tự tin hơn trong việc thâm canh tăng năng suất và như vậy, một lần nữa vài trò của người dân được thể hiện trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập.
Khi người dân tham gia với tỷ lệ cao thì càng nhiều người dân được tiếp cận các kiến thức mới, cũng như họ được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủ động hơn. Việc đầu tư cho sản xuất sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn người dân chỉ dựa vào những kinh nghiệm truyền thống từ xa xưa. Người dân cũng sẽ được hướng dẫn nhiều phương pháp, kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho vật nuôi, cây trồng để tránh những rủi do mất mùa, dịch bệnh.
Tại 3 xã điều tra, các hộ dân tham gia tập huấn và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất thể hiện cụ thể qua bảng 4.6 như sau:
Bảng 4.6. Người dân tham gia tập huấn và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất Lớp tập huấn Lớp tập huấn Tổng số (hộ) Hộ tham gia tập
huấn Hộ đầu tư, sản xuất Số lượng (hộ) Tỷ lệ(%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
1. Kỹ thuật gieo cấy lúa lai,
lúa chất lượng cao
Hương Nộn 30 27 90,00 23 76,67 Hương Nha 25 19 76,00 16 64,00 Xuân Quang 25 21 84,00 18 72,00
Tính chung 80 67 83,75 57 71,25
2. Kỹ thuật chăm sóc và phòng
trừ sâu bệnh cho lúa mùa Hương Nộn 30 26 86,67 23 76,67 Hương Nha 25 20 80,00 16 64,00 Xuân Quang 25 22 88,00 18 72,00
Tính chung 80 68 85,00 57 71,25
3. Kỹ thuật phòng và trị
bệnh cho gia súc, gia cầm Hương Nộn 30 25 83,00 19 63,33 Hương Nha 25 17 68,00 14 56,00 Xuân Quang 25 19 76,00 17 68,00
Tính chung 80 61 76,25 50 62,50
4. Kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây ăn quả
Hương Nộn 30 22 73,33 14 46,67 Hương Nha 25 15 60,00 5 20,00 Xuân Quang 25 17 68,00 2 8,00
Tính chung 80 54 67,50 21 26,25
Nguồn: UBND huyện Tam Nông (2018)
Các nội dung tập huấn cho người nông dân như: Kỹ thuật gieo cấy lúa lai, lúa chất lượng cao; kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa; kỹ
thuật phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả… Thông qua tuyên truyền của các cấp ủy Đảng, chính quyền, qua nhận thức của cá nhân mỗi người dân về lợi ích khi tham gia tập huấn ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất vì vậy mà các lớp tập huấn, đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.
Khi được tham gia tập huấn rất nhiều hộ đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào đầu tư phát triển sản xuất (kỹ thuật gieo cấy lúa lai 71,25% số hộ điều tra đầu tư phát triển sản xuất); kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả với chỉ có 26,25% số hộ đã áp dụng do điều kiện về kinh tế đầu tư giống, kỹ thuật…, hiện nay trên địa bàn huyện một số hộ gia đình tại xã Hương Nộn đã thành công ở mô hình nhà lưới trồng dưa lưới, dưa chuột, rau an toàn,… trồng bưởi diễn, bưởi da xanh… đã đem lại lợi nhuận cao cho người dân, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.
Tại xã Hương Nha, Xuân Quang rất ít hộ đầu tư sản xuất với quy mô lớn với giá trị sản xuất cao, do điều kiện về vốn đầu tư, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Người dân địa phương chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, đã có những mô hình trồng rau an toàn, trồng bưởi Diễn nhưng năng suất chất lượng chưa cao.