Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 100 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn

4.3.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong những năm qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng phát huy vai trò to lớn trong việc huy động sự tham gia, đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, như: đường giao thông, hệ thống điện, các trường học, kênh mương, hệ thống đê ngăn lũ, nhà văn hóa thôn,... góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.

sở hạ tầng nông thôn đã bộc lộ một số hạn chế, như: Trong thời gian ngắn huy động quá nhiều khoản đóng góp xây dựng các công trình trên địa bàn; chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện chưa nghiêm túc Pháp lệnh dân chủ ở xã, thị trấn;... chính sách nhà nước thì chưa thật sự ổn định còn phải điều chỉnh nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình huy động sự đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

- Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ tại điểm a phần 3 mục IV có ghi: “Hỗ trợ 100% vốn từ ngân sách Trung ương cho: Công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho đào tạo kiến thức về NTM cho cán bộ xã, cán bộ HTX, cán bộ thôn, bản”. Nếu căn cứ vào Quyết định này thì cán bộ và nhân dân các địa phương sẽ trông chờ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Thậm chí có ý nghĩ Trung ương, tỉnh, huyện làm hết cho, còn người dân thì hưởng thụ. Nhưng đến ngày 8/6/2012 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Quyết định số 695/QĐ- TTg về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2012- 2020, theo đó tại Điều 1, điểm a: “Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho đào tạo kiến thức về NTM cho cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ HTX”. Chính vì vậy, giai đoạn đầu các xã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới theo kiểu vừa làm, vừa nghe, làm giảm lòng tin của người dân và cộng đồng, ảnh hưởng đến việc huy động sự đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Về tiêu chí xây dựng cơ sở văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xã đạt chuẩn phải có trung tâm văn hóa đạt diện tích 500 m2, trong khi đó, hướng dẫn của Bộ Xây dựng trong xây dựng quy hoạch NTM thì diện tích trung tâm văn hóa làng đạt 300 m2.

Ngoài các tiêu chí trên, có khá nhiều tiêu chí khác chưa có hướng dẫn cụ thể của các ngành hoặc hướng dẫn giữa các Bộ có sự vênh nhau, dẫn đến việc tại cơ sở chưa biết lấy số liệu hướng dẫn nào làm chuẩn. Việc này đang khiến tiến độ thực hiện các tiêu chí của địa phương chậm.

- Thông tư hướng dẫn số 54/ TT- BNNPTNT ngày 21/ 8/ 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định của bộ tiêu chí NTM, mặc dù sau một thời gian ban hành đã có những sửa đổi, nhưng vẫn chưa sát thực tế địa phương nên khó thực hiện. Cụ thể như các tiêu chí điện, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường,... Đặc biệt theo tiêu chí 4 quy định: Hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Nhưng hiện nay hầu hết các xã bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, việc nâng cấp, cải tạo do ngành điện đảm nhiệm, cấp xã không tự ý làm được. Vì vậy, nếu không có sự kết hợp đồng bộ giữa chính quyền xã với ngành điện thì rất khó đạt chuẩn tiêu chí này. Hay quy định về môi trường, trong đó nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng theo quy hoạch, mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và chiều cao quy định. Trong khi thực tế hiện nay hầu hết nghĩa trang liệt sỹ ở các xã đều xây dựng từ lâu đời, mộ cải táng xây dựng chưa theo quy định nào cả. Nếu cứ để nghĩa trang cũ thì không đạt tiêu chí, xây dựng mới thì kinh phí khó khăn, quỹ đất lại vướng vào quy định tại Nghị định số 42- NĐ/ CP của Chính phủ.

Bảng 4.16. Đánh giá về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình MTQG xây dựng NTM

Nội dung Số lượng

n=130

Tỷ lệ (%)

1. Chủ trương, chính sách về xây dựng NTM có phù hợp với

thực tế: 130 100

- Phù hợp và thay đổi kịp thời với thực tế 98 75,38 - Chưa phù hợp và thay đổi chậm với thực tế 32 24,62 2. Việc chấp hành chủ trương chính, chính sách về xây dựng NTM: 130 100 - Chấp hành nghiêm chỉnh 115 88,46 - Chưa chấp hành nghiêm chỉnh 15 11,54 3. Việc vận dụng các chủ trương, chính sách đã linh hoạt, sáng

tạo và đảm bảo tính công khai, minh bạch: 130 100

- Có 102 78,46

- Không 28 21,54

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Qua điều tra ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã, ban quản lý, ban phát triển thôn, đạo diện các hộ dân tại 3 xã điều tra và các hội CCB, nông dân, phụ nữ, đoàn thanh

niên, các doanh nghiệp… thấy được chỉ 75,38% các ý kiến cho rằng chủ trương, chính sách đã phù hợp và thay kịp thời so với thực tế, chính vì có những sự thay đổi chậm và chưa phù hợp làm cho tiến độ của một số địa phương không đảm bảo; việc tuyên truyền đến người dân cũng gặp không ít những khó khăn. Việc chấp hành chủ trương, chính sách chưa được chấp hành 100%, vẫn còn 11,54% các ý kiến cho rằng chưa chấp hành nghiêm chỉnh, cũng một phần do việc vận dụng các chính sách chưa linh hoạt và đảm bảo tính công khai minh bạch ( 21,54% ý kiến cho rằng không vận dụng linh hoạt, sáng tạo và đảm bảo tính công khai minh bạch).

Do vậy, nhà nước và các bộ, ngành, tỉnh,… khi ban hành chính sách cần phải xem xét tình hình và điều kiện cụ thể cho phù hợp thực tế của tùng vùng, miền, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)