Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)

dân trong việc xây dựng nông thôn mới

2.2.1.1. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản

Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ông Morihiko Hiramatsu - người đứng đầu chính quyền quận Oita (vùng cực Nam của Nhật Bản), đã đề xuất thực hiện

phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh nhằm giữ chân người lao động tại vùng nông thôn đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để cân bằng về kinh tế – xã hội giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn.

Chỉ trong vòng 20 năm (từ 1979 - 1999), phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản đã đạt được những thành công lớn trong quá trình phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc chính:

Một là “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”: Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu cao nhất của sản xuất hàng hóa nông nghiệp Nhật Bản là chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới. Do đó, chất lượng nông sản phải không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế.

Hai là,“Tự tin - Sáng tạo”: Quan tâm đến tất cả các khâu của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến khích những cách làm sáng tạo bao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất liệu, quy cách đóng gói bao bì; cách tiếp thị, quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu hút khách hàng…

Ba là,“Tập trung phát triển nguồn nhân lực”: Tại Nhật Bản, nông dân không những được đào tạo bài bản, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, hiểu biết sâu về sản phẩm, ứng dụng thành thạo khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất hàng hóa, họ còn được cung cấp những kiến thức về kinh doanh, về nghệ thuật marketing để có thể tự xây dựng các chiến lược kinh doanh, cạnh tranh sản phẩm của mình.

Qua hợp tác xã (HTX), nông dân được phổ biến về tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), được biết nhu cầu thị trường. Nhờ các HTX làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra giống Việt Nam. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua thông tin số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước, rồi họ tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ.

Những bài học được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của người Nhật Bản như “Nguồn tài nguyên là có hạn nhưng sự sáng tạo là vô hạn”; “nếu bạn có kỹ năng và óc sáng tạo thì những nguồn tài nguyên tưởng như là bỏ đi sẽ trở thành

những vật dùng quý giá, nhưng ngược lại, nếu bạn không có kỹ năng và sự sáng tạo, thì những nguồn tài nguyên quý giá nhất cũng sẽ trở thành vô dụng”.

Nòng cốt của sản xuất nông nghiệp là nông hộ sở hữu nhỏ, 100% là thành viên của HTX và nông hội. Mọi chính sách phát triển sản xuất đều nhằm vào đối tượng này. Phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp được coi là biện pháp hàng đầu, nhất là các biện pháp về thủy lợi, giống mới, phân bón,…đó được xem là mũi nhọn cho cách mạng nông nghiệp (Nguyễn Mạnh Cường, 2012).

2.2.1.2. Vai trò của nông dân trong xây dựng Mô hình làng mới ở Hàn Quốc

Ngay từ đầu, phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Cơ sở để hình thành tinh thần này là: “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công; “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân; “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể.

Cho đến nay có hơn 16.000 làng đã đạt được những thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Chất lượng cuộc sống ở nông thôn đã từng bước bắt kịp với đô thị. Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), các loại giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá... Đời sống nông thôn nâng cao rõ rệt.

Đặc trưng của phong trào không đơn thuần là một kế hoạch hành động mà là một cuộc “vận động cải cách ý thức” cùng với “vận động thực hiện hành động”. Cuộc cải tổ ý thức của người dân dựa trên các khẩu hiệu tinh thần: “Đã làm là được”, “Tất cả đều có thể làm được” và “Nhất định phải làm”.

Ở cấp Trung ương, Bộ Nội vụ được giao chỉ đạo và quản lý toàn bộ phong trào, bên dưới có các Vụ đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể. Ở tỉnh, thành phố đến cấp quận, huyện có cơ quan chuyên trách đảm nhận phong trào. Ở cấp phường, xã thành lập ủy ban điều hành phong trào thường do chủ tịch hành chính đứng đầu. Ở thôn, xóm thành lập “Ban phát triển tự quản” mà người lãnh đạo là do dân bầu.

Với cốt lõi chính của phong trào mới là: Thay đổi tư duy, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng.

Các nội dung để xây dựng dự án rất thiết thực, tương đối đơn giản dễ triển khai, nhanh có kết quả. Điều này rất quan trọng để khích lệ tinh thần người dân tin vào hiệu quả công việc, tin vào phong trào, tạo đà để làm những dự án dài hơi hơn. Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở thành người chủ đích thực. Chủ động lập quy hoạch và đầu tư thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao như nấm, thuốc lá để gia tăng tổng thu nhập.

Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá... Đời sống nông thôn nâng cao rõ rệt.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, 6 bài học được rút ra từ phong trào xây dựng mô hình làng mới là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo cán bộ phát triển nông thôn; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng; phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)