Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới
2.1.4.1. Chủ trương chính sách của Nhà nước
Chủ trương, chính sách của Nhà nước là môi trường pháp lý quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới nói chung và thực hiện vai trò tích cực của người dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiên nay. Một số chính sách như chính sách quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước, chính sách tín dụng, tạo vốn, huy động vốn, khuyến khích ưu đãi đầu tư, chính sách quản lý đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách. Các chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường GTNT, trường lớp học, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường... đối với nông thôn. Chính sách phân cấp cho các cấp chính quyền trong phê duyệt va thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo của các địa phương và người dân (Hồ Xuân Hùng, 2010).
2.1.4.2. Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành
Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ trung ương tới cơ sở. Vì vậy cần phải thống nhất xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung xây dựng NTM và tình hình, kết quả, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chương trình.
Với phương châm hướng mạnh công tác dân vận về cơ sở, tuyên truyền vận động Nhân dân “Chung sức xây dựng nông thôn mới” để thông qua đó làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận, tham gia tích cực của cộng đồng, từng bước hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, công tác dân vận đặt ra yêu cầu hệ thống Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể từ tỉnh, huyện đến cơ sở phải xây dựng một chương trình hành
động, chỉ tiêu xác thực ở từng địa phương, từng lĩnh vực, từng thời gian. Đáng chú ý là vận động nhân dân hiến đất, cây cối, hoa màu, mở đường, chuyển dịch cơ cấu cây con, mùa vụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập cao, thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý rác thải và các tiêu chí khác, yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động tất cả hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân cùng thực hiện đồng loạt.
Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Truyên truyền miệng, thông qua các hội nghị, các buổi họp, hội nghị của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh, qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, hội diễn, cuộc thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền trực quan thông qua pa nô, áp phích, qua các đợt học tập kinh nghiệm các mô hình, qua các mô hình “Dân vận khéo” để vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới đem lại hiệu quả tích cực, góp phần vào thành công chung của công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn…
Cần tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; hiểu nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng NTM để tạo ra phong trào thi đua sâu rộng, sôi nổi trong xã hội, để cộng đồng chủ động hơn trong việc tham gia thực hiện chương trình; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong xây dựng NTM (Nguyễn Thị Tú Quyên, 2012).
2.1.4.3. Năng lực, trình độ của cán bộ địa phương
Trong quá trình nhận thức và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhận thức, đặc biệt tư duy của nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở một số địa phương còn hạn chế: Cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng; hoặc là biến đổi nông thôn thành thị trấn để đô thị hóa; hoặc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của nhà nước phải làm cho dân nên nảy sinh tâm lý trông chờ, thụ động, ỷ lại, ảo tưởng là sắp có nông thôn mới. Vì vậy, vấn đề đổi mới tư duy để nâng cao hiệu quả nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là hết sức cần thiết.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng tiên phong, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Trước tiên họ phải đổi mới tư duy để nhận thức đúng về
chủ trương của Đảng, chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Chính phủ; từ đó tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tư duy và nhận thức của nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì không thể có đất nước công nghiệp mà nông thôn lạc hậu (Hồ Xuân Hùng, 2010).
2.1.4.4. Trình độ của người dân
Đây là yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng NTM. Bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ, coi xây dựng NTM là nhiệm vụ của chính quyền địa phương, của cán bộ, đảng viên… Đây là tâm lý chung của đại bộ phận người dân nông thôn, đặc biệt ở những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động xây dựng NTM diễn ra và thu được kết quả là các công trình xây dựng, các tổ nhóm khuyến nông… tạo lợi ích cho mọi người dân nhưng để thu hút toàn bộ người dân vào suốt quá trình hoạt động vẫn rất khó khăn (Nguyễn Thị Tú Quyên, 2012).
2.1.4.5. Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đời sống thu nhập của người dân
Đối với những vùng kinh tế phát triển thì thu nhập của người dân cũng như trình độ dân trí sẽ cao hơn những vùng kinh tế kém phát triển. Khi thực hiện một chương trình phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương thì khả năng thu hút được sự tham gia của người dân cũng cao hơn do nhận thức, trình độ nên họ ý thức được ý nghĩa của các chương trình phát triển. Do vậy, khi thực hiện chương trình xây dựng NTM tại những nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn thì thu hút được đông đảo sự tham gia của người dân hơn, nguồn kinh phí huy động được lớn, vai trò của người dân ở những nơi này cũng được phát huy hơn so với những vùng kém phát triển (Nguyễn Thị Tú Quyên, 2012).