Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn
4.3.2. Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã trực tiếp đầu tư và huy động sự đóng góp của người dân vào xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu xem xét từng khía cạnh chúng ta phải thấy rằng sự thành công của các chương trình, dự án trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa thật sự tương xứng với nguồn lực Nhà nước đã đầu tư và người dân đóng góp. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình tổ chức thực hiện, cách thức huy động sự đóng góp của người dân chưa hiệu quả. Việc tổ chức triển khai chưa đồng bộ, thiếu tính phối hợp từ trên xuống, công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa minh bạch, công khai các nguồn lực hỗ trợ, quản lý gây thất thoát, lãng phí, người dân chưa thật sự được tham gia, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình xây dựng, quyết toán công trình,... là những trở ngại rất lớn trong việc huy động sự đóng góp của người dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Việc tổ chức thực hiện của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể là nhân tố quyết định để người dân hăng hái tham gia đóng góp tiền của, công sức, trí tuệ cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Họ cho rằng việc họ tích cực hay thờ ơ tham gia là do các cấp, các ngành, đoàn thể chưa có phương pháp tuyên truyền thuyết phục, chưa nêu được các điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo và hiệu quả; đặc biệt là một số công trình quản lý còn lỏng lẻo, lãng phí, thất thoát, tiến độ thực hiện chậm.
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về công tác tuyên tuyền, tổ chức thực hiện tại 3 xã điều tra
STT Chỉ tiêu Hương Nộn Hương Nha Xuân Quang
1
Thông tin tuyên truyền thường xuyên, kịp thời các chủ trương, chính sách….
Tốt Bình Thường Bình Thường
2 Cụ thể hóa các thông tin thành
các hoạt động cụ thể Có Có Không 3 Tuyên truyền đa dạng, phù
hợp với từng đối tượng Bình thường Bình Thường Bình Thường 4 Hệ thống thông tin tuyên
truyền của tổ chức đoàn thể Tốt Tốt Bình thường 5 Tổ chức khen thưởng, vinh
danh các cá nhân, tập thể Có Không Không Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)
Qua bảng 4.17 cho thấy, công tác tuyên truyền của các xã chưa đa dạng, cụ thể đến các đối tượng, vì nhận thức, cách tiếp cận của các đối tượng khác nhau, chính vì vậy việc tuyên truyền tại địa phương có thể chỉ phù hợp với một số nhóm đối tượng. Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp nhiều trở ngại.
Trong 3 xã điều tra chỉ có xã Hương Nộn có tổ chức khen thưởng các cá nhân, tổ chức đã thực hiện tốt phong trào xây dựng nông thôn mới; việc tổ chức khen thưởng vinh danh là một cách tuyên truyền vận động nhân dân rất tốt, tạo sự khích lệ, động viên các cá nhân, tổ chức tích cực hơn nữa trong việc xây dựng NTM. Chính vì vậy, xã Hương Nộn đã vận động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, thực thiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Một số xã, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chưa thật sự quan tâm, sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức thực hiện huy động sự đóng góp của người dân trong xây dựng NTM. Xã Hương Nộn, Dậu Dương, Cổ Tiết… cấp ủy, chính quyền nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, vì vậy đã chủ động đề ra nghị quyết, kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, chi bộ, thôn xóm,... phối hợp, tuyên truyền, vận động nhân
dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, con em xa quê thành đạt,... tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng các công trình trên địa bàn thôn, xã,...Tuy nhiên, một số xã (Xuân Quang, Văn Lương, Thọ Văn,...) do chưa có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về xây dựng NTM, nên chưa chủ động, sáng tạo trong cách thức chỉ đạo, phối hợp,... nên kết quả xây dựng NTM trên địa bàn còn nhiều hạn chế, số tiêu chí đạt được thấp.
Vì vậy, một quá trình tổ chức tốt cộng với phương pháp phù hợp là động lực, tạo niềm tin để người dân phát huy vai trò của mình trong việc đóng góp công sức, trí tuệ, sức lao động, tiền của và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động sự đóng góp của người dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.