Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân trong việc
4.4.2. Nâng cao thu nhập cho người dân
a. Cơ sở đề xuất giải pháp
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt thấp, một số xã miền núi chỉ đạt trên 20 triệu đồng/người/năm, mà theo tiêu chí về thu nhập của UBND tỉnh để đạt NTM phải đạt 33 triệu đồng/người/năm vào năm 2019. Như vậy, để đạt được tiêu chí này với nhiều xã là rất khó khăn, cần có các chính sách giải quyết việc làm, nâng dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi, phát huy vai trò chủ thể và trao quyền chủ động cho người dân vào việc quyết định lựa cao thu nhập cho người dân.
Nhiều xã trong huyện sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trẻ có xu hướng rời quê hương ra thành phố và các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm, người dân chưa quen với việc sản
xuất hàng hóa. Diện tích đất nông nghiệp và nông thôn đang bị ảnh hưởng mạnh. Cơ cấu nông thôn đang bị thay đổi và người dân không mấy mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, một lượng lớn người nông dân không có việc làm. Mặc dù hàng tháng đã có những phiên mở giới thiệu việc làm, nhưng vẫn còn một lượng lớn nông dân không có việc hoặc việc làm chỉ tạm thời mà không bền vững.
b. Giải pháp thực hiện
Để nâng cao vai trò và sự đóng góp của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trước tiên cần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Bằng các chính sách của nhà nước và của địa phương như: Chính sách về giải quyết lao động việc làm nông thôn, đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn, phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững…tạo thêm nguồn thu nhập cho những người dân…Khi nhu cầu thiết yếu được đáp ứng thì vấn đề của cộng đồng, địa phương mới được quan tâm. Thu nhập của những hộ nông dân trên địa bàn huyện hiện nay còn thấp, vì vậy mục tiêu nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế luôn được đặt lệ hàng đầu.
Vì vậy, huyện cần có các chính sách phát triển khu vực nông thôn, kết hợp các chính sách phát triển. Việc này cần có sự phối hợp giữa chính người dân và chính quyền địa phương. Mở rộng các làng nghề, các ngành nghề phụ ngoài sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư các khu sản xuất tập trung, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đầu tư các loại giống mới, giống chất lượng cao để người dân đưa vào sản xuất.
Một giải pháp hữu hiệu hơn cần được thực hiện là mở các lớp đào tạo nghề, tạo nghề và tìm kiếm việc làm mới và những việc làm mang tính thời vụ cho các hộ nông dân. Các nghề được đào tạo phải phù hợp với nhu cầu nền kinh tế của huyện và tạo ra được nhiều việc làm cho hộ nông dân. Ví dụ, mở các ngành nghề dịch vụ, ngành nghề truyền thống, gia công các hàng công nghiệp tại gia…