Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 60)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản chính sách của Chính phủ, sách, báo, thông tin trên internet, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; các báo cáo HĐND huyện, xã của huyện Tam Nông và của các công trình nghiên cứu. Số liệu thống kê về đất đai, dân số, lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Thu thập số liệu về việc thực hiện Chương trình nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2018.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã, ban quản lý cấp xã, ban phát triển thôn, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể, các hộ điều tra tại 3 xã Hương Nộn, Hương Nha, Xuân Quang để thu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa bàn nghiên cứu nhằm có thông tin số liệu để tổng hợp, phân tổ các số liệu phục vụ phân tích đề tài nghiên cứu.

Để phục vụ cho công tác điều tra số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu tác giả chọn mẫu điều tra như sau: Tiến hành điều tra 80 người dân ở 3 xã, điều tra 30 hộ dân tại xã Hương Nộn là xã đã đạt NTM năm 2016; điều tra 25 hộ tại xã Hương Nha là xã đã đạt 17 tiêu chí, chuẩn bị hoàn thành các tiêu chí đến năm 2020; điều tra 25 hộ tại xã Xuân Quang là xã đạt được ít tiêu chí đang phấn đấu hoàn thành đến năm 2020.

b. Điều tra phỏng vấn Ban chỉ đạo xây dựng NTM

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp qua quá trình phỏng vấn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện bao gồm: 01 phó Trưởng ban Chỉ đạo và 04 thành viên là trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng; trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phỏng vấn Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã: Mỗi xã 5 người trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới bao gồm: Bí thư Đảng ủy xã, phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã; Phó chủ tịch HĐND xã; cán bộ địa chính xã.

c. Điều tra phỏng vấn Ban quản lý xây dựng NTM, ban phát triển thôn

Phỏng vấn Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã: Mỗi xã phỏng vấn 3 người trong ban Quản lý xây dựng nông thôn mới bao gồm: Chủ tịch UBND xã; phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Kế toán - tài chính xã.

Phỏng vấn Ban phát triển thôn: Mỗi xã phỏng vấn 3 người trong ban Phát triển thôn là đại diện Bí thư chi bộ các khu dân cư, là trưởng ban Phát triển thôn.

e. Điều tra, phỏng vấn các tổ chức khác

Phỏng vấn 03 doanh nghiệp trên địa bàn các xã: 02 doanh nghiệp trên địa bàn xã Hương Nộn, 01 doanh nghiệp trên địa bàn Hương Nha, xã Xuân Quang không có doanh nghiệp nào trên địa bàn nên không điều tra.

Phỏng vấn các tổ chức, cá nhân khác: Mỗi xã điều tra 3 tổ chức khác là các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

Tình hình phân bổ mẫu điều tra về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Phân bổ mẫu điều tra về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

STT Đối tượng điều tra Số mẫu (n) Phân bổ các xã

Nội dung điều tra Hương

Nộn Hương Nha Quang Xuân

1 Người dân 80 30 25 25

Tình hình thu nhập; sự tham gia trong việc lập quy hoạch và xây dựng NTM; tham gia vào các hoạt động PTNT…

2 Ban Chỉ

đạo 20

2.1 Cấp huyện 05 - Công tác chỉ đạo, hướng dẫn các xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM…

- Công tác quy hoạch, giao thông, nhà ở dân cư,… - Phó trưởng ban 01

- Thành viên 04

2.2 Cấp xã 15 05 05 05 - Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung xây dựng NTM …

3 Ban Quản lý 9 3 3 3

- Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng NTM của xã…

- Quản lý, thực hiện đề án

4 Ban phát triển thôn 9 3 3 3

- Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, cơ chế chính sách; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân… - Lấy ý kiến của dân đóng góp vào bản quy hoạch, đề án…

5 Các tổ chức khác 12 05 04 03 5.1 Doanh nghiệp tham gia 03 02 01 0 Các lĩnh vực tham gia, chuyển giao KHKT; sự ủng hộ giúp đỡ của các doanh nghiệp.

5.2 Tổ chức, cá nhân khác 9 3 3 3

Sự tham gia, đóng góp của các tổ chức xã hội; con, em xa quê.

Tổng số mẫu N= 130

3.2.1.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)

Đây là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống, sự tham gia đóng góp của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

-Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là sử dụng các phương pháp của thống kê theo hệ thống chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

-Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập được.

3.2.2.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này để hệ thống hóa và phát triển các tài liệu điều tra, rút ra các quy luật kinh tế của quá trình sản xuất nhằm thể hiện mối quan hệ qua lại của các nhân tố riêng biệt, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Mặt khác, hiệu quả kinh tế lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do đó phải sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.

Xác định số tổ và phạm vi mỗi tổ dựa trên cơ sở đảm bảo cho các đơn vị có cùng tính chất thì cùng một tổ, khác nhau về tính chất thì khác tổ.

Xác định các chỉ tiêu giải thích sẽ nói lên mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của hiện tượng. Khi xác định các chỉ tiêu giải thích phải phản ánh được nội dung cần nghiên cứu về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới và đảm bảo có mối liên quan chặt chẽ với tiêu thức phân tổ.

3.2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu, sau đó tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.

3.2.2.4. Phương pháp phân tích kinh tế

Sau khi thu thập được số liệu, xử lý số liệu tôi tiến hành phân tích đánh giá bằng các phương pháp; dùng phương pháp so sánh đối chiếu, sử dụng các chỉ số, dãy số biến động theo thời gian và không gian, số tương đối và số tuyệt đối để

thấy được tình hình xây dựng NTM và những đóng góp của người dân trong xây dựng chương trình NTM tại huyện Tam Nông, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân.

Đưa ra các kết quả tính toán các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả đóng góp của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn góp phần thực hiện tốt các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người dân trong xây dựng NTM

-Tỷ lệ người dân tham gia vào tổ giám sát công trình; - % Dân biết về xây dựng nông thôn mới;

- % Số người dân tham gia thảo luận về xây dựng nông thôn mới; - Số ý kiến của người dân được thực thi trong xây dựng NTM; - % người dân đóng góp vào xây dựng nông thôn mới.

3.2.3.2. Chỉ tiêu về kết quả tham gia của người dân trong xây dựng NTM

- Tỷ lệ phần trăm người dân tham gia vào thành lập Ban phát triển thôn; - Số ngày công đóng góp của người dân cho các công trình khác nhau; - Giá trị kinh phí người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; - Diện tích đất đai huy động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; - Số tiền đóng góp từ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; - Số tiền từ ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; - Tỷ lệ phần trăm vốn đóng góp của người dân trong tổng số vốn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng

- Tỷ lệ hộ nghèo;

- Trình độ nhận thức của người dân; - Trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ NGƯỜI DÂN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

4.1.1.1. Khái quát về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

Sau hơn 7 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện Tam Nông đã thu được những kết quả tích cực, được tỉnh Phú Thọ đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả cụ thể như sau:

- Số xã đạt chuẩn NTM là: 6 xã, gồm: Thượng Nông, Dậu Dương, Hương Nộn, Cổ Tiết, Hồng Đà, Vực Trường;

- Số xã cơ bản đạt chuẩn là: 04 xã, gồm: Tứ Mỹ, Tề Lễ, Tam Cường, Hương Nha;

- Bình quân tiêu chí toàn huyện đạt: 16,4 tiêu chí/xã.

Đánh giá khái quát về thực hiện các tiêu chí thể hiện như sau: * Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch chung xây dựng NTM gồm 3 nội dung: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp.

Các nội dung quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung của huyện, tỉnh. Do vậy trước khi tiến hành quy hoạch, BCĐ huyện yêu cầu các xã điều tra, khảo sát thực địa, xây dựng nhiệm vụ quy hoạch phù hợp, hiệu quả. Đến tháng 11/2011 toàn huyện có 19/19 xã hoàn thành xong việc xây dựng đề án, lập quy hoạch xây dựng NTM và được UBND huyện phê duyệt, hoàn thành trước một tháng so với kế hoạch UBND tỉnh giao. Đa số các quy hoạch đều phù hợp với tình hình thực tế, một số xã phải điều chỉnh cục bộ để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và công tác dồn đổi ruộng đất theo Nghị quyết 93-NQ/HU của huyện ủy Tam Nông. Việc công bố, công khai và quản lý quy hoạch được

thực hiện đúng quy định. * Tiêu chí 2: Giao thông

Hệ thống giao thông nông thôn có vị trí quan trọng trong việc kết nối, giao lưu kinh tế giữa nông thôn với thành thị và trong khu vực. Trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện Tam Nông cũng đã được quan tâm từ chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn của Chính phủ và chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh Phú Thọ cùng với sự đóng góp của người dân. Năm 2018 đã có 16/19 xã đạt được tiêu chí này, còn 3 xã chưa đạt gồm các xã: Văn Lương, Hùng Đô, Thọ Văn.

* Tiêu chí 3: Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp thường xuyên hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Đến năm 2017 đã có 19/19 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, đạt 158,3% chỉ tiêu nghị quyết (CTNQ 12/19 xã), gồm Thượng Nông, Dậu Dương, Hồng Đà, Dị Nậu, Thọ Văn, Hương Nha, Tứ Mỹ, Tề Lễ...

* Tiêu chí 4: Điện

Điện là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, là đầu vào quan trọng của sản xuất và phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 19/19 xã đạt tiêu chí điện. Trên địa bàn huyện hệ thống điện đã đảm bảo cung cấp điện an toàn cho 100% số hộ dùng điện.

* Tiêu chí 5: Trường học

Huyện Tam Nông là một huyện có truyền thống hiếu học của tỉnh Phú Thọ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu.

Đến nay trên địa bàn huyện có 60 trường học các cấp (Mầm non, Tiểu học, THCS). Trên địa bàn huyện có 14/19 xã đạt tiêu chí về trường học, đạt 107,7% chỉ tiêu Nghị quyết (CTNQ 13/19 xã), còn 5 xã chưa đạt gồm có: Xuân Quang, Văn Lương, Phương Thịnh, Hùng Đô, Tề Lễ.

* Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá

Tam Nông là vùng đất có nền văn hoá lâu đời, do đó việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hoá được quan tâm thường xuyên, kịp thời đảm bảo cho hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao ở nông thôn được duy trì và phát triển.

Hiện nay có 19/19 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất về văn hóa, các xã đều có nhà văn hoá khu dân cư để phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn.

* Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Trên địa bàn huyện Tam Nông có 18/19 đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, còn xã Văn Lương chưa hoàn thiện về các công trình xây dựng chợ, nên việc kinh doanh, buôn bán chưa tập trung.

* Tiêu chí 8: Thông tin và Truyền thông

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin liên lạc qua mạng viễn thông và hệ thống internet toàn cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Để người dân có được những thông tin kịp thời, nắm bắt được cơ hội để tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì công nghệ thông tin là yếu tố quyết định đến giá trị sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Do đó việc đầu tư phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông rộng khắp ở nông thôn là yếu tố quan trọng để nâng cao dân trí, tiếp cận thị trường góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Trong những năm qua huyện Tam Nông rất quan tâm đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, tạo điều kiện cho người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, mạng internet một cách thuận lợi nhất góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.

Đến nay đã có 19/19 xã đạt được tiêu chí về Thông tin và Truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)