Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 116 - 117)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân trong việc

4.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân

a. Cơ sở đề xuất giải pháp

Một trong những hạn chế của quá trình huy động sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới là công tác kiểm tra, giám sát của người dân trong quá trình thực hiện còn khá mờ nhạt. Người dân mới chỉ được cung cấp thông tin một cách thụ động và bản thân người dân cũng chưa nắm rõ được mình có quyền được kiểm tra, giám sát hay tham gia vào các hoạt động xây dựng công trình hay không.

Một số công trình, nhất là xây dựng trường học, trụ sở, trạm y tế, đường xã quản lý, kênh mương lớn,...thường chủ yếu do ngân sách nhà nước đầu tư, người dân ít phải đóng góp nên họ không phát huy vai trò của mình trong công tác kiểm tra, giám sát, vì vậy, chất lượng công trình chưa được đảm bảo, có công trình bị “rút ruột” thất thoát lớn, nhanh xuống cấp, nhiều công trình do khi thiết kế, thi công không tham khảo ý kiến của người dân địa phương nên khi đưa vào sử dụng thì còn nhiều bất cập, không phát huy tác dụng trong sản xuất và đời sống của người dân.

Công trình xây dựng kênh mương nội đồng, do người dân không tham gia từ khâu khảo sát, thiết kế nên khi công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thì không phù hợp với thực tế, đó là hệ thống mương tưới thì đảm bảo nhưng mương tiêu lại cao so với mặt ruộng, một số ruộng trũng không thoát được nước. Một số điểm mở để cấp và thoát nước chưa phù hợp khiến người dân phải đập mương để dẫn nước vào ruộng và tiêu nước. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công trình và hệ thống tưới tiêu không đảm bảo…

b. Giải pháp thực hiện

Giải pháp để khắc phục những hạn chế này là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân trong xây dựng công trình. Công tác kiểm tra, giám sát của người dân không chỉ dừng ở một khâu trong quá trình thực hiện mà ở tất cả các khâu từ thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức thi công xây dựng, thanh quyết toán kinh phí, quản lý, sử dụng, duy tu, bảo vệ, sửa chữa công trình. Công tác kiểm tra, giám sát phải do chính người dân đề xuất các nội dung thực hiện, đó là những vấn đề mà người dân quan tâm như: số tiền đóng góp của người dân, số tiền huy động từ các

doanh nghiệp, con em xa quê,... số tiền thuê máy móc thiết bị, nhân công, mua sắm nguyên vật liệu, số vật liệu thừa, thiếu, số tiền chi cho công tác quản lý, giám sát, kinh phí chi cho các việc phát sinh,...

Khi thành lập các ban quản lý, kiến thiết, giám sát không chỉ có đại diện của UBND xã mà phải có đại diện của người dân. Những đại diện của người dân phải do chính người dân lựa chọn dựa trên các tiêu chí như tính trung thực, văn hoá, uy tín trong cộng đồng, khả năng chuyên môn. Các tiêu chí và quá trình lựa chọn phải do người dân quyết định, chính quyền và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, định hướng sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật, để người dân hiểu và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả nhất.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của người dân để tăng tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng công trình, thể hiện rõ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời người dân thấy rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó họ đề xuất những biện pháp giải quyết để công trình xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng, tránh được việc người dân hoài nghi, thắc mắc trong quá trình xây dựng, nhất là việc thanh quyết toán nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị,... và thanh quyết toán toàn bộ công trình, dẫn đến việc khiếu kiện trong nhân dân khi công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)