Vai trò của người dân trong quyết định các vấn đề xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông,

4.2.3. Vai trò của người dân trong quyết định các vấn đề xây dựng NTM

Xây dựng NTM nhằm phát triển kinh tế nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nông dân, do đó, người dân giữ vai trò trung tâm của cả quá trình thực hiện. Vai trò của người dân được thể hiện trong việc quyết định các vấn đề về xây dựng nông thôn mới, như: Quyết định trong việc bầu ra ban phát triển thôn, lập kế hoạch xây dựng NTM; phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất; đóng góp nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới … Có thể nói, đây là điều kiện tiên quyết để công cuộc xây dựng NTM thành công hay thất bại.

Khi được tuyên truyền, phổ biến các chính sách về xây dựng nông thôn mới, người dân có vai trò rất quan trọng khi họ tham gia các cuộc họp để trực tiếp bầu ra tiểu ban xây dựng nông thôn mới, xây dựng kế hoạch, lựa chọn thống nhất phương án cho đến việc nghiệm thu, thanh quyết toán.

Quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực của tổ chức phát triển cơ sở mà nòng cốt chính là người dân.

Bảng 4.7. Người dân tham gia các cuộc họp

TT Nội dung Thành phần

tham gia

Hình thức

tham gia Kết quả

1 Họp thành lập tiểu ban xây dựng NTM thôn

Người dân, lãnh đạo xã, đơn vị tư vấn

Họp bàn toàn dân

Quyết định thành lập 2 Xây dựng quy chế tiểu ban

XD NTM thôn

Người dân, lãnh đạo xã, thôn Họp bàn toàn dân Quy chế, quy định 3 Xây dựng kế hoạch XD NTM thôn

Người dân, tiểu ban XD NTM thôn, đơn vị tư vấn Họp bàn toàn dân Kế hoạch chi tiết 4 Lựa chọn, thống nhất phương án triển khai các hạng mục trong xây dựng NTM Tổ công tác Huyện, BCĐ xã, tiểu ban thôn, người dân

Họp bàn toàn dân

Phương án ưu tiên - Phân công thực hiện quản

lý xây dựng cơ sở hạ tầng

Tiểu ban XD NTM thôn, người dân

Họp bàn toàn dân

Phân công hộ tham gia - Thực hiện các nội dung

khác trong xây dựng NTM: tập huấn kỹ thuật sản xuất…

Tiểu ban XD NTM thôn, người dân

Họp bàn toàn dân

Chọn hộ tham gia

5 Nghiệm thu, thanh quyết toán

Đại diện Chủ đầu tư, Ban dự án, đơn vị giám sát, thi công, BCĐ xã, tiểu ban thôn, người dân

Đại diện người dân

Biên bản nghiệm thu

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Sự khác biệt giữa chương trình xây dựng NTM với các chương trình khác lớn nhất ở điểm: Mọi vấn đề đều được đưa ra họp bàn toàn dân, từ những nhóm người dễ bị tổn thương, tự ti như phụ nữ, nhóm người nghèo… trước đây trong mọi hoạt động thôn, xóm tỏ ra e dè, đứng ngoài cuộc thì giờ đây đã tự mình đưa ra những ý kiến riêng, tự quyết định cho chính công việc của họ.

* Vai trò thành lập tiểu ban xây dựng NTM cấp thôn, xóm (bàn bạc, quán triệt mục tiêu, nội dung, kế hoạch xây dựng NTM):

Thực hiện thông qua cuộc họp toàn dân, tại cuộc họp này, người dân bầu ra tổ chức phát triển cơ sở gọi là tiểu ban xây dựng NTM cấp thôn, xóm (cấp xã có BCĐ, BQL xây dựng NTM). Tiểu ban này được thành lập dựa trên cơ sở người dân bầu và xã ra quyết định thành lập, được xây dựng quy chế hoạt động

giúp cộng đồng có đủ khả năng xây dựng kế hoạch phát triển thôn, xóm, quản lý thực hiện, kiểm tra, giám sát những hoạt động được thực hiện ở địa phương trên cơ sở đúng pháp luật nhà nước.

Bên cạnh sự tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân, vẫn có những trường hợp do các lý do khách quan hay chủ quan mà chưa tham gia, chưa thể hiện được vai trò của mình trong chương trình xây dựng NTM. Qua điều tra tại 3 xã nghiên cứu cho thấy, số hộ tham gia, biểu quyết thành lập tiểu ban xây dựng NTM như sau:

Bảng 4.8. Vai trò người dân thành lập tiểu ban xây dựng NTM

TT Số hộ nghiên cứu (hộ) Số hộ tham gia (hộ) Số hộ nhất trí (hộ) Số ý kiến được thực thi (ý kiến) 1 Hương Nộn 30 27 27 27 2 Hương Nha 25 22 22 22 3 Xuân Quang 25 23 23 23 Tổng 80 72 72 72

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Qua bảng số liệu cho thấy: Tỷ lệ hộ tham gia thành lập tiểu ban trên 88%, cho thấy người dân đã có nhận thức rất tốt trong việc cùng tham gia xây dựng NTM, một số hộ không tham gia do còn chưa quan tâm đến chương trình xây dựng NTM, một số hộ do bận công việc không tham gia họp khu dân cư. Trong số hộ tham gia thì 100% các hộ đều nhất trí với kết quả thành lập tiểu ban xây dựng NTM và 100% ý kiến của các hộ đã được thực thi, để quyết định thành lập tiểu ban xây dựng nông thôn mới phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của người dân, tình hình thực tế tại địa phương.

Người dân đã có vai trò quyết định, bầu ra những người có năng lực, sự nhiệt tình đại diện cho nhân dân trong thôn tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương, như vậy những vấn đề trong xây dựng NTM sẽ nhận được sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhân dân.

* Người dân có vai trò xây dựng quy chế và lập kế hoạch NTM

Thành lập tiểu ban xây dựng NTM tại các thôn, xóm là cần thiết. Các tiểu ban này sẽ đại diện cho thôn tổ chức thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM, phát triển cộng đồng, tổ chức các cuộc họp dân, tổng hợp ý kiến của người dân và xây

dựng khung kế hoạch cụ thể, huy động sự tham gia của người dân, làm cầu nối với các cá nhân, tổ chức bên ngoài cộng đồng; đồng thời thực hiện các nội dung hoạt động xây dựng NTM.

Thông qua các hoạt động trong chương trình xây dựng NTM, người dân và cộng đồng đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển cho chính nhu cầu của mình. Vai trò của người dân đã được thể hiện rõ nét thông qua các cuộc họp, sự tham gia của người dân là nhân tố quyết định kết quả của mỗi cuộc họp.

Sau khi thành lập được tiểu ban xây dựng NTM và lập kế hoạch xây dựng NTM, tiểu ban tổ chức cuộc họp thôn với toàn thể đại diện các hộ dân trong thôn, cùng với lãnh đạo xã để thông qua phương án đầu tư xây dựng NTM bằng cách bỏ phiếu kín đồng ý với phương án đầu tư và các chỉ tiêu phấn đấu của thôn.

Thông qua tiểu ban xây dựng NTM, người dân tham gia xây dựng kế hoạch phát triển thôn, xóm nhằm xác định các vấn đề ưu tiên, trình tự giải quyết và phương án thực hiện các mối quan tâm được tiến hành một cách hợp lý. Dựa trên cơ sở đó để phân công thực hiện cho phù hợp với điều kiện của từng cá nhân.

Bảng 4.9. Vai trò người dân lập kế hoạch xây dựng NTM

TT Số hộ dân nghiên cứu (hộ) Số hộ dân tham gia (hộ) Tỷ lệ hộ dân tham gia (%) Số ý kiến được thực thi Tỷ lệ (%) 1 Hương Nộn 30 25 83,33 15 60,00 2 Hương Nha 25 19 76,00 11 57,89 3 Xuân Quang 25 18 60,00 9 50,00 Tổng 80 62 35

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Qua biểu trên cho thấy, số hộ tham gia lập kế hoạch xây dựng NTM không cao, điều đó thể hiện sự quan tâm của người dân đối với công tác này chưa nhiều: Hương Nộn là xã có trình độ dân trí cao, là xã đạt NTM sớm cũng chỉ đạt 83,33%, Hương Nha 76%, Xuân Quang 57%. Từ thực tế cho thấy, đối với công tác quy hoạch, kế hoạch, có thể người dân có quan tâm nhưng do trình độ văn hóa, nhận thức… nên tỷ lệ tham gia chưa cao.

Tuy nhiên, có thể nói vai trò của người dân thông qua đóng góp những kinh nghiệm, ý kiến... đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quy hoạch,

lập kế hoạch, đó là nguồn tài liệu quý giá và một kênh thông tin tương đối chính xác giúp đơn vị tư vấn có cơ sở để khảo sát, nắm bắt thực tế địa phương nhằm đưa ra phương án xây dựng NTM phù hợp với điều kiện của địa phương.

Trong số 62 hộ tham gia lập kế hoạch xây dựng NTM chỉ có 35 ý kiến được thực thi, cho thấy vai trò của người dân trong quyết định lập kế hoạch chưa cao. Tại xã Xuân Quang chỉ 50% ý kiến được thực thi do các ý kiến của người dân chưa phù hợp với tình hình thực tế chung của địa phương và không đảm bảo theo quy định.

So sánh vai trò của người dân ở xã Hương Nộn (xã đã đạt NTM) với xã Hương Nha và Xuân Quang (xã chưa đạt NTM): Người dân xã Hương Nộn đã phát huy được vai trò của mình tốt hơn trong việc lập quy hoạch, họ tham gia nhiều hơn và các ý kiến của người dân 60% được thực thi, còn 2 xã còn lại chỉêt50% -57% ý kiến được thực thi. Như vậy, người dân Hương Nộn có vai trò quyết định hơn đến kế hoạch xây dựng NTM của địa phương, kế hoạch sẽ phù hợp nhu cầu của người dân, phục vụ chính lợi ích của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)