Thực trạng người dân tham gia xây dựng NTM tại huyện Tam Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tạ

4.1.2. Thực trạng người dân tham gia xây dựng NTM tại huyện Tam Nông

4.1.2.1. Người dân hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới thông qua tổ chức phổ biến chính sách, vận động, tuyên truyền

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua công tác tuyên truyền được xem là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng NTM từ Trung ương đến địa phương. Thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM, tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Trên địa bàn huyện Tam Nông, UBND huyện và các xã đã phổ biến chính sách, huy động đóng góp của người dân xây dựng cơ sở hạ tầng NTM được triển khai, quán triệt thông qua các văn bản:

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM;

- Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM (Ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ);

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020; - Thông tư liên tịch số 26/2012 /TTLT- BNN- BKHĐT- BTC ngày 13/4/2012 của Bộ NN&PTNT- Bộ Kế hoạch & Đầu tư- Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020;

- Kế hoạch số 1623/KH-UBND ngày 04/5/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020;

Thọ về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020;

- Kế hoạch số 858/KH-UBND ngày 08/7/2016 của UBND huyện Tam Nông về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Các chính sách, văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nói chung và huy động đóng góp của người dân xây dựng cơ sở hạ tầng NTM nói riêng được phổ biến, triển khai thông qua hệ thống đài truyền thanh, các hội nghị triển khai, tập huấn do các cấp ủy Đảng, UBND huyện, UBND các xã và các đoàn thể tổ chức.

Thành phần tham dự các hội nghị gồm đại diện cấp ủy, chính quyền, trưởng, phó ban quản lý xã; trưởng, phó ban phát triển thôn, chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp, cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới của xã, cán bộ địa chính xã, đoàn viên, hội viên và người dân.

Các tổ chức chính quyền, đoàn thể trên địa bàn các xã của toàn huyện Tam Nông đã tổ chức phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước. Người dân được hiểu rõ chương trình xây dựng NTM. Được biết một cách tường tận, rõ ràng về xây dựng nông thôn mới là liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ.

Các xã tổ chức công tác phổ biến chính sách, tuyên truyền giáo dục, khích lệ tinh thần cho người dân tốt và kịp thời (Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Tam Nông, 2018).

4.1.2.2. Mức độ tham gia thảo luận của người dân trong các vấn đề xây dựng nông thôn mới

Thực tiễn cho thấy, Chương trình xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Chương trình đã hình thành được bộ máy chỉ đạo và quản lý đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở, là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.

Trong quá trình xây dựng NTM, người dân nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp thực hiện, trực tiếp hưởng lợi. Chính vì vậy, việc áp dụng, thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, qua đó sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực của người dân, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ tham nhũng, lãng phí.

Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM cần phát huy vai trò đóng góp về mọi mặt của người dân. Các xã tổ chức các cuộc hội họp phổ biến và đưa ra bản thảo đề án xây dựng NTM của từng xã với yêu cầu thực hiện các tiêu chí, mục đích, yêu cầu của việc xây dựng NTM, sự cần thiết phát huy vai trò chủ thể và trách nhiệm của người dân và cộng đồng, cách thức huy động nguồn lực, cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp. Người dân tham gia phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng và vai trò của người dân trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc tận dụng nguồn nội lực sẵn có của cơ sở, tạo sự đồng thuận đối với từng hộ, từng gia đình, dòng họ, cộng đồng, phát huy dân chủ, tạo mọi điều kiện để người dân được bàn bạc, thảo luận công khai về các dự án và minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, vốn góp của người dân,... trong xây dựng NTM.

Bảng 4.3. Tỷ lệ người dân tham gia thảo luận tại các hội nghị phổ biến chính sách xây dựng NTM

TT Các hội nghị Tỷ lệ người dân tham gia (%)

Hương Nộn Hương Nha Xuân Quang 1 Đảng ủy tổ chức 88,5 86 85,4 2 UBND xã tổ chức 77,2 78,5 72,6 3 Hội Nông dân xã tổ chức 61,8 60,9 59,5 4 Ủy ban MTTQ xã tổ chức 72,7 73,4 70,8 5 Hội Phụ nữ xã tổ chức 62,9 65,9 61,7 6 Hội Cựu chiến binh xã 86,1 87,2 89,2 7 Đoàn xã tổ chức 55,5 51,8 50,4 8 Ban công tác MT thôn tổ chức 75,3 76,5 61,1

Nguồn: BCĐ xây dựng NTM huyện Tam Nông (2018)

Qua tổng hợp Bảng 4.3: Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp, hội nghị phổ biến chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở các xã điều tra cho thấy: Tỷ lệ người dân tham gia cao là các hội nghị do tổ chức đảng, UBND xã, Hội Cựu chiến binh tổ chức (đạt trên 85%); còn lại hội nghị do MTTQ và các đoàn thể, ban công tác mặt trận thôn tổ chức tỷ lệ người dân tham gia đạt thấp (khoảng trên 50%).

Tổ chức Đảng, cựu chiến binh đó là những tổ chức mà thành viên chủ yếu là cán bộ, hưu trí, những người có nhận thức rõ ràng nên họ đã phát huy được vai trò của mình trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Họ tích cực đóng góp ý kiến của mình để xây dựng kế hoạch phát triển NTM của địa phương.

Cán bộ, đảng viên và hội viên cựu chiến binh - những người có ý thức chính chị cao, họ hăng hái tham gia dự họp. Các đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng nông thôn mới, do vậy tỷ lệ tham gia còn thấp. Ở một số hội nghị việc phổ biến các văn bản chính sách về xây dựng NTM còn chưa sâu, số lượng người tham gia còn ít,... Đây cũng là vấn đề cần quan tâm khi tổ chức các hội nghị phổ biến chính sách về xây dựng NTM cho người dân nông thôn.

Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, các chủ trương của Đảng, nhà nước về xây dựng NTM qua các cuộc họp, hội nghị chỉ thu hút được 1 bộ phận, nhóm đối tượng nào đó vì tâm lí người dân nông thôn rất ngại đi họp, việc ngồi họp nghe phổ biến rất dễ gây nhàm chán; với đoàn viên thanh niên, lực lượng trẻ thường xuyên đi làm ăn xa nên việc mở các cuộc họp cũng không thu hút được đông đảo số lượng thanh niên tham gia...

Vì vậy, tại các địa phương cần đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền phổ biến đối với các đối tượng khác nhau, có thể cụ thể hóa thành các hoạt động cụ thể để người dân dễ tiếp cận, thích tham gia... hiểu rõ hơn về mục đích của việc xây dựng NTM, những lợi ích thiết thực mang lại cho chính người dân nông thôn, từ đó họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia thảo luận, xây dựng các vấn đề của địa phương trong xây dựng NTM (BCĐ xây dựng NTM huyện Tam Nông, 2018).

4.1.2.3. Kết quả đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Sau 7 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tam Nông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, phát huy vai trò của người dân ở các địa phương được thể hiện rất rõ: Người dân tham gia vào tất cả các hoạt động phát triển thôn, xã, họ đóng góp cả về trí tuệ, vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, người dân còn trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển thôn, tham gia quá trình giám sát thi công các công trình, họ đã bầu ra một ban đại diện cho mình đó là ban phát triển thôn, nhằm đi sâu theo dõi sát sao các khâu của hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

Ngoài việc huy động nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp, bà con xa quê cũng là lực lượng rất quan trọng, khuyến khích họ hướng về quê hương cội nguồn đóng góp giúp làng, xóm ngày càng phát triển vững mạnh.

Trong những năm qua, bà con xa quê đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng nông thôn mới, thông qua việc ủng hộ xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa khu dân cư, các phong trào phát triển thôn,…

Bảng 4.4. Kết quả huy động vốn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông giai đoạn 2016 - 2018

STT Nội dung Tổng Vốn huy động (tỷ đồng) Tỷ lệ/cơ cấu (%) So sánh với kế hoạch (%) 1 Vốn ngân sách nhà nước 264,707 46,45 42,12 - Vốn Chương trình MTQGXDNTM 56,716 - Vốn lồng ghép từ các chương trình MTQG khác 207,991 2 Vốn tín dụng 111,699 19,60 32,10 3 Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư quy ra tiền 193,490 33,95 144,04

4 Tổng 599,896

Nguồn: UBND huyện Tam Nông (2018)

Vốn huy động từ cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện đạt khá cao, chiếm 33,95 % tổng vốn huy động, đạt 144,04 % so với kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả trên là do thực hiện tốt công tác tuyên truyền người dân là chủ thể xây dựng NTM, đồng thời là người được thụ hưởng thành quả do chương trình NTM đem lại; xây dựng NTM phải lấy nội lực là căn bản, ngoài kinh phí của Nhà nước thì thực hiện tốt việc xã hội hóa nguồn lực, động viên, khuyến khích nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của, đất đai... cho xây dựng NTM. Mặt khác, việc huy động đóng góp được nhân dân thảo luận, đồng thuận và được thông qua Hội đồng nhân dân xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)