Vai trò người dân đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông,

4.2.4. Vai trò người dân đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới

4.2.4.1. Đóng góp trí tuệ xây dựng nông thôn mới

Thông qua các cuộc họp của thôn, người dân trong thôn trực tiếp đóng góp ý kiến vào việc dự toán, quy mô, giá trị và việc thi công xây dựng công trình. Đa số ý kiến đều từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, cán bộ hưu trí, cán bộ thôn, xã, đại diện các chi, tổ hội trong thôn, đoàn thể trong xã.

Ban phát triển thôn, trưởng thôn sẽ đứng ra tổ chức cuộc họp để thảo luận về kế hoạch xây dựng, bầu ban quản lý, dự toán giá trị công trình, nguồn vốn, thời gian thi công, tập kết nguyên vật liệu, các thức huy động lao động, thuê phương tiện vận chuyển, máy móc thi công, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc,... các hoạt động đó đều được người dân bàn bạc, thống nhất và giao cho ban quản lý chỉ đạo, điều hành trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Do các công trình xây dựng đều phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân nên họ rất hăng hái tham gia đóng góp ý kiến về thiết kế, cách thức huy động, mức huy động,... và quyết định phương án xây dựng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình hình thực tế tại địa phương.

Bảng 4.10. Người dân đóng góp trí tuệ vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại 3 xã điều tra

TT Hoạt động

Ý kiến tham gia (n=80) Sáng kiến (n=80) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Lập kế hoạch 62 77,50 10 12,50 2 Thiết kế 46 57,50 8 10,00 3 Mức huy động 78 97,50 27 33,80 4 Cách thức huy động vốn 48 60,00 28 35,00 5 Giám sát thi công 30 37,50 14 17,50 6 Nghiệm thu, quyết toán 80 100,00 3 3,75 7 Giải quyết khó khăn, vướng

mắc và phát sinh 23 28,80 11 13,80 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Qua bảng số liệu cho thấy: Việc lập kế hoạch có trên 60% ý kiến tham gia, 100% ý kiến yêu cầu phải nghiệm thu, quyết toán cho người dân biết khi xây dựng xong công trình. Trong các ý kiến tham gia, tập trung nhiều là các sáng kiến về mức huy động và cách thức huy động nguồn lực về tài chính, đất đai, vật tư như: đóng góp theo khẩu, theo hộ, miễn giảm cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già (trên 80 tuổi); viết thư kêu gọi con em xa quê, nhất là những người thành đạt có tâm xây dựng quê hương; phân công cán bộ, người dân có uy tín, trưởng họ gặp gỡ, vận động một số gia đình chưa nhất trí cao về mức huy động đóng góp; vận động mọi người dân trong thôn, xã tham gia lao động để giảm chi phí cho công trình; một số đoạn đường có tường bao, cổng,… thì nhân dân trong thôn tổ chức lao động để tháo dỡ và xây dựng lại cho các gia đình. Từ các ý kiến tham gia và các sáng kiến, trưởng thôn và ban quản lý xây dựng công trình tổng hợp thành nghị quyết và xây dựng kế hoạch, phân công mọi người trong ban quản lý, cùng người dân trong thôn tham gia, thực hiện.

4.2.4.2. Người dân đóng góp về tài chính xây dựng nông thôn mới

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 3 năm tiến hành điều tra xây dựng NTM, từ năm 2016 - 2018, cho thấy được sự hỗ trợ của nhà nước và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư tổng số vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Tam Nông là 569,896 tỷ đồng.

Kết quả huy động đóng góp về tài chính của người dân được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.11. Kết quả huy động đóng góp về tài chính của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở 3 xã điều tra

Vốn thực hiện Tổng số Dân góp Ngân sách Vốn khác Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Hương Nộn 21.044,0 100 5.235,6 24,88 10.522,7 50,00 5.285,7 25,12 Hương Nha 19.691,2 100 2.580,3 13,10 13.585,6 68,99 3.525,3 17,90 Xuân Quang 10.314,6 100 1.859,6 18,03 5.468,5 53,02 2.986,5 28,95 Tổng số 51.049,8 100 9.675,5 18,95 29.576,8 57.94 11.797,5 23,10 Nguồn: UBND huyện Tam Nông (2018)

Qua bảng số liệu cho thấy: Mặc dù với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng nguồn kinh phí chủ yếu của nhà nước chiếm trên 50%, tỷ lệ đóng góp của người dân rất thấp (xã Hương Nộn 24,88%, Hương nha 13,10%, Xuân Quang 18,03%). Do tình hình thực tế tại các địa phương, điều kiện kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, còn rất nhiều hộ phải trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo cuộc sống, vì vậy việc huy động là điều rất khó khăn. Kết quả tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của người dân từ phiếu điều tra cũng cho thấy, chủ yếu người dân đề nghị nhà nước nâng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình nông thôn mới, nhất là đường giao thông và hệ thống kênh mương, nhà văn hóa thôn,... Điều này càng thể hiện rõ tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ từ ngân sách trong xây dựng NTM.

So sánh vai trò của người dân ở xã Hương Nộn (xã đã đạt NTM) với xã Hương Nha và Xuân Quang (xã chưa đạt NTM): Người dân xã Hương Nộn đã ý thức được chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, họ đã chung tay cùng Nhà nước để xây dựng NTM. Họ tích cực tham gia đóng góp vốn để xây dựng giao thông nông thôn, nhà văn hóa khu dân cư …do là người đóng trực tiếp để xây dựng nên họ sẽ tích cực trong việc kiểm tra, giám sát các công trình nên chất lượng công trình sẽ cao hơn. Người dân Hương Nha và Xuân Quang do thu nhập thấp và chưa quan tâm nhiều đến xây dựng NTM, còn tư tưởng coi đó là việc của nhà nước nên việc huy động đóng góp rất khó khăn, từ đó quá trình hoàn thành các chỉ tiêu lâu hơn rất nhiều so với xã Hương Nộn.

4.2.4.3. Người dân đóng góp về đất đai xây dựng nông thôn mới

Để xây dựng NTM thực sự trở thành công cuộc của toàn dân, toàn xã hội, ngay từ đầu Ban chỉ đạo xã đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền đã khơi dậy được ý thức, tinh thần tự giác, tự nguyện của người dân. Điển hình là phong trào người dân tự nguyện hiến đất xây dựng các công trình nông thôn.

Theo thống kê của BCĐ trên địa bàn 3 xã, đến nay đã có hơn 2.959m2 đất đã được hiến để xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình công cộng, trong đó chủ yếu là đất thổ cư và đất nông nghiệp.

Bảng 4.12. Kết quả huy động đóng góp về đất đai của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điều tra

Đơn vị Tên công trình

Diện tích đất xây dựng Tổng số đất xây dựng (m2) Dân góp (m2) Tỷ lệ (%) Hương Nộn

Bãi chôn lấp rác tập trung 1.286 126 9,8 Đường giao thông nông thôn 7.189 876 12,19

Tổng số 8.475 1.002 11,82

Hương Nha

Bãi chôn lấp rác tập trung 1.150 57 4,96 Xây dựng nhà văn hóa khu 5 420 32 7,62 Đường ra đồng, kênh mương 3.783 763 20,17 Đường giao thông Xóm 4 5.675 605 10,66 Công trình điện 205 9 4,39

Tổng số 11.233 1.466 13,05

Xuân Quang

Đường ra đồng, kênh mương 3.505 278 7,93 Đường giao thông thôn 2 4.209 213 5,06

Tổng số 7.714 491 6,37

Tổng 3 xã 27.422 2.959 10,79

Qua bảng số liệu cho thấy, diện tích đất người dân hiến chỉ chiếm trên 10% tổng số diện tích đất đã sử dụng để xây dựng các công trình… nhưng như vậy đã thấy được đã có sự chung tay đóng góp của người dân, quyết tâm cùng với Nhà nước xây dựng NTM trên quê hương Tam Nông. Đất được hiến chủ yếu cho xây dựng giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng… phục vụ cho chính lợi ích thiết thực của người dân.

Trong 3 xã điều tra, xã Xuân Quang tỷ lệ đất hiến chỉ đạt 6,37% do chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động (mới chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa thường xuyên tuyên truyền trên Đài truyền thanh, các cuộc họp của chi bộ, của thôn, các đoàn thể chưa có các hình thức tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân,...).

Nếu như trước đây việc người dân hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn ở các xã chỉ là một vài hộ thì nay, việc hiến đất và tháo dỡ những công trình sinh hoạt để làm đường đã trở thành phong trào rộng khắp và phát triển mạnh mẽ. Cũng có hộ sẵn sàng san lấp mặt bằng, chặt cây lâu năm, phá rỡ công trình sinh hoạt… để phục vụ cho các công trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, một số xã do chưa làm tốt công tác tuyên truyền nên trong dồn đổi ruộng đất và xây dựng các công trình nông thôn không nhận được sự đồng tình của nhân dân. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, tiến độ công trình bị chậm.

4.2.4.4. Người dân đóng góp sức lao động xây dựng nông thôn mới

Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy, khi tiến hành xây dựng các công trình trên địa bàn; các đoàn thể của xã, ban quản lý của thôn,...đều tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động cho việc san tản, giải phóng mặt bằng, mở rộng nền đường, chuyên chở và vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng công trình,... công việc được tính toán theo kế hoạch đã được ban quản lý, của thôn xây dựng, trên cơ sở kế hoạch ban quản lý thôn sẽ huy động số người tham gia lao động cho phù hợp với khối lượng công việc.

Việc huy động thường theo phương châm: vận động tối đa lao động của các gia đình tham gia, các trường hợp như: Người già, trẻ em, người ốm đau, bệnh tật,... thì được miễn tham gia lao động, ai có việc đột xuất nghỉ thì báo cho ban quản lý biết để bố trí người thay thế tham gia lao động.

Kết quả huy động đóng góp công lao động của người dân tại 3 xã điều tra, cụ thể như sau:

Bảng 4.13. Kết quả huy động đóng góp công lao động của người dân

xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điều tra

TT

Đơn vị Tên công trình

Ngày công lao động Tổng số (ngày công) Dân góp (ngày công) Tỷ lệ (%) 1 Hương Nộn

Bãi chôn lấp rác tập trung 335 35 10,45 Đường giao thông Nông thôn 364 219 60,16 Công trình nước sạch 1.308 92 7,03 Tổng số 2.007 346 16,30 2 Hương Nha Hệ thống nước sạch 1.175 66 5,62 Công trình điện 278 16 5,76 Nhà Văn hóa khu 5 324 97 29,94 Tu sửa khu trường MN 435 47 10,80 Bãi chôn lấp rác tập trung 339 29 8,55 Đường ra đồng, kênh mương 294 130 44,22 Đường giao thông Xóm 4 341 129 37,83

Tổng số 3.186 514 16,13

3 Xuân Quang

Đường ra đồng, kênh mương 948 258 27,22 Công trình điện 262 15 5,73 Nhà Văn hóa khu 3 308 70 22,73 XD trường MN 1.134 201 17,72

Tổng số 2.969 712 23,98

Tổng 3 xã 8.162 1.572 19,26

Nguồn: UBND huyện Tam Nông (2018)

Qua Bảng 4.13, kết quả huy động sự đóng góp sức lao động của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điều tra cho thấy, tỷ lệ người dân tham gia đóng góp sức lao động cho việc thi công xây dựng các công trình đạt tỷ lệ là 19,26%. Đa số người dân đóng góp công sức xây dựng các tuyến đường giao thông thôn, xóm, đường ra đồng và hệ thống kênh mương là chính; các công trình khác như bãi chôn lấp rác, trường học, chợ, công trình điện,... người dân bỏ rất ít công sức tham gia xây dựng, vì không liên quan trực tiếp đến việc sinh hoạt, đi lại và nhu cầu thiết yếu của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)