Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn
4.3.5. Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đời sống nhu nhập của
môn, nghiệp vụ,... thì việc huy động người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy các công trình xây dựng trên địa bàn còn ít. Do trình độ còn hạn chế nên công tác kiểm tra, giám sát công trình chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phản ánh với lãnh đạo địa phương; người dân còn trông chờ, ỉ lại nhiều vào nhà nước; chưa có ý thức trong việc bảo vệ các công trình phục vụ cho chính bản thân người dân nên nhiều công trình mới đưa vào sử dụng đã bị người dân làm hư hỏng; còn hủ tục, lạc hậu nên chưa thực hiện tốt văn minh trong việc cưới, việc tang, vẫn còn tình trạng đốt, rải vàng mã, tổ chức tang lễ rườn rà, nhiều ngày. Trình độ thấp nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm, chưa có các mô hình nuôi, trồng mang lại năng suất, chất lượng cao.
Thực trạng học vấn, dân trí đang còn thấp đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chủ trương đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào quá trình lao động sản xuất ở khu vực nông nghiệp - nông thôn. Thực trạng này cũng đã và đang là những nguyên nhân quan trọng làm cho: Nhiều vấn đề trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân chậm được giải quyết.
4.3.5. Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đời sống nhu nhập của người dân người dân
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống thu nhập của người dân có tác động sâu sắc đến nhận thức, quan điểm của người dân đối với việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, có thu nhập, có việc làm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động sự đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của thu nhập đến mức đóng góp của người dân
Xã Mức đóng góp bình quân (đồng/hộ) Thu nhập BQ của 1 nguời/năm (đồng) Hương Nộn 425.000 32.200.000 Hương Nha 350.000 26.100.000 Xuân Quang 210.000 24.000.000
Qua bảng số liệu cho thấy: Thu nhập bình quân của người dân tại 3 xã điều tra trên 24 triệu đồng/người/năm đây là mức thu nhập trung bình, trong khi đó việc chi cho ăn, mặc chiếm tới 80 - 90%. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, số đối tượng cần sự trợ giúp của Nhà nước để đảm bảo xã hội còn nhiều, nên việc đóng góp cho xã hội là rất khó khăn.
Tại xã Hương Nộn, thu nhập của người dân cao hơn nên mức đóng góp cũng cao hơn (mức đóng góp bình quân 425.000 đồng/hộ), xã Xuân Quang thu nhập của người dân thấp nên mức đóng góp thấp (mức đóng góp bình quân 210.000 đồng/hộ). Như vậy, với mức thu nhập cao, người dân sẽ có điều kiện để đóng góp, xây dựng chương trình NTM của địa phương, khi thu nhập thấp người dân chỉ đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình thì rất khó để đóng góp cho các chương trình, dự án của địa phương.
Hiện nay, nhiều xã trong huyện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trẻ có xu hướng rời quê hương ra thành phố và các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng hóa. Việc huy động sự đóng góp của người dân ở những xã (Xuân Quang, Văn Lương, Thọ Văn...) còn khó khăn, cần xem xét từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể và phải có kế hoạch, lộ trình, xem xét nên huy động người dân xây dựng các công trình thiết yếu trước, như đường giao thông, hệ thống kênh mương, nước sạch,... tránh việc huy động tràn lan, lạm dụng để xây dựng nhiều công trình chưa cần thiết, gây lãng phí nguồn lực và hiệu quả sử dụng của các công trình.