Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân trong việc
4.4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của các tổ chức,
chức, đoàn thể
a. Cơ sở đề xuất giải pháp
Công tác tuyên truyền, vận động chưa được thường xuyên, liên tục, còn nặng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà chưa nêu nhiều điển hình cụ thể ở các địa phương, đơn vị, chưa tổ chức được các hình thức tuyên truyền thông qua bằng gương người thật, việc thật; những cách làm hay, sáng tạo về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở các xã điểm, chưa được quan tâm
giới thiệu và quảng bá nhân rộng, vì vậy chưa khơi dậy được tinh thần hăng hái và nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, chưa làm cho nhân dân hiểu rõ đây là công việc chính của họ, vì vậy họ còn trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ, bao cấp của Nhà nước, thiếu sự chủ động, sáng tạo.
Công tác tuyên truyền của các xã chưa đa dạng, cụ thể đến các đối tượng, vì nhận thức, cách tiếp cận của các đối tượng khác nhau, chính vì vậy việc tuyên truyền tại địa phương có thể chỉ phù hợp với một số nhóm đối tượng. Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp nhiều trở ngại.
Việc tổ chức triển khai chưa đồng bộ, thiếu tính phối hợp từ trên xuống, công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa minh bạch, công khai các nguồn lực hỗ trợ, quản lý gây thất thoát, lãng phí. Một số xã (Xuân Quang, Văn Lương, Thọ Văn,...) do chưa có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về xây dựng NTM, nên chưa chủ động, sáng tạo trong cách thức chỉ đạo, phối hợp,...do đó kết quả xây dựng NTM trên địa bàn còn nhiều hạn chế, số tiêu chí đạt được thấp.
b. Giải pháp thực hiện
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn trong thời gian tới, (1) các ngành, các cấp, địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” trong đó tập trung tuyên truyền các chủ đề trọng tâm như huy động các nguồn lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn nhất là vùng khó khăn để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và những phần việc cơ sở, người dân phải thực hiện; (2) tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực các cấp, chủ yếu là ở cấp xã để cán bộ nhận thức cơ bản, cốt lõi của xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Từ đó có thể thực hiện nhanh chóng và bền vững các tiêu chí nông thôn mới theo quy định; (3) thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ngoài tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp cần tăng cường tổ chức tuyên truyền trong toàn thể hội viên và thông qua hội viên tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng Nhân dân. Báo chí cần phải tạo ra
diễn đàn để bạn đọc, các nhà quản lý, nhà chuyên môn, người nông dân chia sẻ nhau những quan điểm suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm… trong xây dựng nông thôn mới; (4) tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của các tổ chức, đặc biệt là những bài nêu cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả vừa đẩy mạnh, vừa tạo sự lan tỏa sâu rộng các mô hình tiêu biểu “Dân vận khéo” trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời biên soạn tài liệu hỏi và đáp, sổ tay với nội dung xoay quanh chương trình xây dựng nông thôn mới một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi đến người dân và làm cho mỗi hộ gia đình biết rõ phải làm gì, làm công trình nào trong năm nay, đóng góp bao nhiêu, bằng hình thức gì...; (5) Ban Chỉ đạo nông thôn mới thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng.
Tuyên truyền, vận động người dân tham gia ý kiến vào xây dựng nông thôn mới: Cần giúp người dân hiểu được họ có vai trò chủ thể, có quyền ra quyết định lựa chọn các công trình, các hoạt động cần ưu tiên trong xây dựng NTM.
Trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia góp sức, góp vốn, góp tài sản …đây là việc vận động hoàn toàn tự nguyện chứ không được ép buộc. Cán bộ tuyên truyền phải làm cho người dân hiểu được những đóng góp của họ là phục vụ cho chính lợi ích của họ. Việc vận động phải hợp tình, hợp lý, tạo ra sự đồng thuận giữa những người dân trong cộng đồng.
Vận động người dân tích cực giám sát các hoạt động xây dựng NTM, khi phát hiện các biểu hiện sai trái, thiếu minh bạch, không hợp lý… thì khuyến khích người dân báo cho Ban phát triển thôn hoặc lãnh đạo địa phương.
Tuyên truyền vận động người dân tích cực lao động, học tập, phối hợp vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu cải thiện và nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Tiêu chí thu nhập là tiêu chí quan trọng, là mục tiêu cốt lõi của xây dựng NTM. Bởi vậy, khi người dân có quyết tâm phấn đấu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập thì các kết quả xây dựng NTM sẽ đạt được nhiều thành tựu./.
Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
đến chương trình MTQG xây dựng NTM, có sự sáng tạo và phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện để đạt hiệu quả cao trong quá trình xây dựng NTM.