Vai trò người dân làm chủ thể xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông,

4.2.1. Vai trò người dân làm chủ thể xây dựng nông thôn mới

Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất quan trọng vì xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực

và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng; các hoạt động cụ thể do chính người dân của địa phương tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng. Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt kế hoạch phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện.

4.2.1.1. Chủ thể nhận thức chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Để người dân nhận thức rõ được Chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ huyện đến cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông qua việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp, buổi sinh hoạt và trên trang thông tin điện tử, đài truyền thanh, băng rôn,… để tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Người dân phải được thấm nhuần một cách sâu sắc các chủ trương, đường lối, cũng như chỉ thị và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM thì họ mới có thể triển khai thực hiện các tiêu chí đã được đề ra.

Hơn thế, khi có sự điều chỉnh thay đổi, bổ sung các tiêu chí thì chính quyền địa phương phải tổ chức họp và thông báo để người dân có thể nắm rõ được xem sự thay đổi đó có phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình hay không.

Nhận thức của một bộ phận người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được sâu sắc, chưa hiểu rõ được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới chính vì vậy vẫn còn chông chờ ỉ lại nhiều vào Nhà nước.

4.2.1.2. Chủ thể thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn

Phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa cao, trở thành phong trào sâu rộng với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại hơn. Một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; trong đó, chú trọng vào xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, thu hút đầu tư doanh nghiệp.

Để có một nền nông nghiệp đạt năng suất cao, chất lượng tốt, với khả năng cạnh tranh cao, người nông dân đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất. Chính quyền địa

phương có vai trò gợi ý các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tập huấn, hướng dẫn cho người dân nhưng chính người dân mới là người thực hiện và học tập các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Nông dân đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động và sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

4.2.1.3. Chủ thể trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là rất cần thiết và là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, người nông dân đã cùng tham gia đóng góp kinh phí để thực hiện các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, họ còn chính là người tham gia bàn thảo, góp ý kiến vào quy hoạch, thiết kế, quy mô, địa điểm các công trình kết cấu hạ tầng sao cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân.

Hạ tầng nông thôn có vai trò thiết thực phục vụ trực tiếp cho chính người dân nông thôn chính vì vậy người dân rất tích cực trong việc tham gia bàn bạc, thảo luận và trực tiếp giám sát cả về tài chính, vật tư, kết cấu, chất lượng, tiến độ công trình.

Trong những năm gần đây, do công tác dân vận tốt nên nhiều hộ gia đình đã tham gia hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa,… và người dân đã tham gia đóng góp về kinh phí, công lao động để làm đường, san lấp, xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao… để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của họ.

4.2.1.4. Chủ thể mọi hoạt động văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh ở nông thôn

Người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, an ninh, trật tự, tín ngưỡng, tôn giáo, từ thiện…

Trong quá trình xây dựng NTM, các hoạt động khám chữa bệnh, cấp phát thuốc; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia… luôn nhận được sự tham gia, ủng hộ của người dân, họ cùng với chính quyền địa phương, các cơ quan, trường học để hoàn thành các tiêu chí vì mục đích của các hoạt động này phục vụ cho chính bản thân người dân nông thôn và con em của họ.

Tam Nông là huyện có nhiều các lễ hội truyền thống như: Hội Phết xã Hiền Quan; hội Cầu Trâu xã Hương Nha và Xuân Quang, lễ hội đền Đức Bà xã

Hương Nộn, lễ hội Đền Mẫu thị Trấn Hưng Hóa… Nông dân chính là chủ nhân của các lễ hội tưng bừng, hoành tráng, họ vừa tham gia vào phần lễ họ vừa tham gia vào phần hội. Các lễ hội này không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của người dân nông thôn mà còn quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu hàng hóa, đặc sản địa phương.

Hiện nay, ở các khu, xóm đã hình thành cơ chế tự quản và kiểm soát cộng đồng chặt chẽ. Chính vì vậy mà nó đã dần loại trừ được tội phạm và các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, bạo hành… bảo đảm trật tự, an ninh cho xã hội.

4.2.1.5. Nông dân có vai trò quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Nông dân có vị trí quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Họ tích cực tham gia đóng góp xây dựng sự hoạt động của chính quyền và đoàn thể các cấp thông qua việc bầu cử, tiếp xúc cử tri, góp ý, phản biện và giám sát các chủ trương, chương trình, kế hoạch hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, để các quyết định của chính quyền cơ sở phù hợp với yêu cầu của người dân và tổ chức các hoạt động đảm bảo cho người dân có một môi trường, sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho nhân dân.

Thực hiện tốt quy chế Dân chủ cơ sở, người dân đồng hành cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự hoạt động của cả hệ thống chính trị. Người dân giám sát sự hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể qua sự hoạt động, làm việc, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)