Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân trong việc
4.4.6. Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng nông
ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực, trình độ và nhiệt tình trách nhiệm với công tác quản lý, điều hành, giám sát quá trình thực hiện, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nguồn lực to lớn trong nhân dân, cộng đồng và doanh nghiệp trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý điều hành, giám sát cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Trong đó tập trung mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản, điều hành, tổ chức thi công xây dựng, giám sát các công trình, dự án xây dựng trên địa bàn. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần phải được tổ chức một cách linh hoạt, phù hợp với các đối tượng, có thể học trong và ngoài giờ hành chính, có chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt, học tập cho cán bộ cơ sở khi được cử đi học. Có chính sách ưu đãi thu hút sinh viên các trường đại học được đào tạo chuyên môn về giao thông, xây dựng, tài chính, kế toán, đất đai, luật... về công tác tại cơ sở để phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Về lâu dài cần có quy hoạch và kế hoạch đào tạo trong ba năm, năm năm, mười năm và dài hơn, một số học sinh, con em địa phương vào các lớp cao đẳng, đại học, dạy nghề, tạo nên một đội ngũ có tay nghề, có kiến thức cơ bản để đảm nhiệm công việc, đủ kiến thức về quản lý kinh tế, đất đai, tài chính, giao thông xây dựng, có năng lực điều hành, quản lý một cách có hiệu quả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và huy động người dân tích cực tham gia xây dựng các công trình trên địa bàn mình đang sinh sống.
4.4.6. Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới nông thôn mới
a. Cơ sở đề xuất giải pháp
Trong thời gian vừa qua, quá trình xây dựng nông thôn mới chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia, mà còn coi đây là nhiệm vụ của Nhà nước, của Chính phủ và các bộ, ngành, người dân và cộng đồng dân cư. Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội gần như đứng ngoài trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn.
Thúc đẩy kinh tế phát triển là một việc làm rất quan trọng, khi các doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sự đóng góp về tài chính của các doanh nghiệp cho hoạt động xây dựng NTM cũng rất cần thiết.
Hiện nay, việc dồn điền đổi thửa đã được thực hiện, nhiều vùng đất rộng có thể đầu tư phát triển nông nghiệp rất tốt nhưng người dân không có vốn và kinh nghiệm để thực hiện vì vậy cần có các doanh nghiệp vào cuộc để khai thác tiềm năng của địa phương cũng như tạo một cách làm mới trong nông thôn, sản xuất theo hướng hiện đại, hiệu quả cao.
b. Giải pháp thực hiện
Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích để các chủ thể của nền kinh tế cùng với nhà nước và người dân tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại nông thôn. Các cơ chế, chính sách này phải được thực hiện đồng bộ, từ việc tuyên truyền vận động để các doanh nghiệp thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, khi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới thì được xem xét vay vốn với lãi suất ưu đãi, được ưu tiên khi thuê đất, ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ thuế, trao quyền khai thác và thu lợi từ các công trình,... đồng thời có chính sách tôn vinh, khen thưởng động viên kịp thời các doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong đầu tư, xây dựng các công trình trên địa bàn nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn,... nhằm thu hút ngày càng nhiều thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông thôn mới.