Xây dựng mô hình quản lý, vận hành công trình sau khi kết thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 121)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người dân trong việc

4.4.7. Xây dựng mô hình quản lý, vận hành công trình sau khi kết thúc

a. Cơ sở đề xuất giải pháp

Phần lớn các công trình được xây dựng tại địa phương chưa có phương án sử dụng, quản lý, bảo vệ, duy tu và bảo dưỡng công trình sau khi kết thúc bàn giao đưa vào sử dụng.

Một số công trình vừa mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng không đảm bảo về chất lượng; người dân ở một số xã chưa tự bảo quản, duy tu bảo dưỡng những công trình phục vụ chính lợi ích của họ như: Tuyến đường giao thông nông thôn bị xe trọng tải lớn đi làm rạn nứt, hư hỏng; kênh mương bị phá vỡ, lấp kín bùn, đất không thể thoát được nước; công trình vui chơi tại nhà văn hóa bị phá hỏng; hàng hoa cây xanh bị trâu, bò ăn, dẫm nát, …

b. Giải pháp thực hiện

Để các công trình sử dụng được lâu bền và bền vững, phát huy hiệu quả công năng sử dụng đối với sinh kế của người dân thì cần thiết phải xây dựng, chuẩn bị các quy định, phương án quản lý, sử dụng, bảo vệ, duy tu công trình. Các phương án, quy định này phải đảm bảo có sự bàn thảo, đóng góp ý kiến của người dân.

Đối với những công trình nhỏ, do nhân dân các thôn, xóm tổ chức xây dựng thì có thể trao quyền quyết định, lựa chọn phương án sử dụng và quản lý, bảo dưỡng công trình cho chính cộng đồng dân cư tại những điểm mà công trình được xây dựng. Người dân sẽ bàn bạc, thảo luận và thống nhất phương thức quản lý và sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các công trình. Sau khi thống nhất các phương án sẽ được xây dựng thành những văn bản như là những quy định, nội quy,… có tính bắt buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân thủ. Với cách làm này thì người dân sẽ chủ động trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình, đóng góp kinh phí, tổ chức lao động để thường xuyên tiến hành duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các công trình mà không cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đây là điểm mấu chốt đảm bảo tính bền vững của các công trình, vì sau khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng sẽ không còn các nguồn tài chính, nguồn lực để tiến hành duy tu và sửa chữa, mà các công việc đó sẽ do người dân chủ động bàn bạc, quyết định để có nguồn vốn, nhân lực trong quá trình quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xây dựng nông thôn mới không thể nóng vội, chạy theo phong trào, xã này có mô hình thì xã khác cũng phải có. Tránh việc làm mô hình hoành tráng, phô trương, tốn kém. Các mô hình phải thật sự thiết thực hiệu quả, đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương, tạo ra sự hòa hợp, đoàn kết trong thôn xóm, sự giàu đẹp cho quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)