Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta trong xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

thôn mới

2.2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

- Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định:“Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” đã xác định:

+ Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài;

+ Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản

sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

-Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới. Gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí - là cụ thể hóa các định tính của Nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

+ Nhóm 1: Quy hoạch 1 tiêu chí

+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội 8 tiêu chí + Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất 4 tiêu chí + Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường 4 tiêu chí + Nhóm 5: Hệ thống chính trị 2 tiêu chí

* Một xã nếu đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.

Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy chuẩn của ngành chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp dụng khi xây dựng Nông thôn mới.

- Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.

+ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại.

+ Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ.

+ Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch.

+ Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ.

+ An ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

-Nội dung sửa đổi Bộ tiêu chí Quốc gia Xây dựng nông thôn mới theo quyết định 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009;

1. Tiêu chí 07 về chợ nông thôn;

3. Tiêu chí 12 về cơ cấu lao đông; 4. Tiêu chí 14 về giáo dục;

5. Tiêu chí 15 về y tế.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương đã phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

a. Huyện Ðan Phượng, Thành phố Hà Nội

Huyện Đan Phượng có nhiều tiêu chí xây dựng NTM đã được hoàn thành sớm như: quy hoạch, đường giao thông, giao thông trục chính nội đồng, điện, trường học... Riêng xã điểm Song Phượng từ lúc triển khai mới chỉ đạt hai tiêu chí, nhưng đến nay đã đạt 19/19 tiêu chí.. Chỉ riêng phong trào làm đường ngõ xóm, đã có 179 hộ tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để mở rộng đường, nối thông các ngõ. Trong đó, xã Phương Ðình có 50 hộ đã tham gia hiến đất với diện tích 399 m2, xã Thượng Mỗ 25 hộ hiến 364 m2, xã Song Phượng 60 hộ hiến 200 m2... Từ thực tiễn, huyện đã có cách làm sáng tạo: Chủ động rà soát các tuyến đường, trực tiếp các thành viên trong Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy xuống tận từng xã, duyệt từng tuyến đường, chọn phương án thi công phù hợp nhu cầu thực tế và kinh phí, liên hệ với các đơn vị cung ứng cát, sỏi, xi- măng ứng trước cho nhân dân. Người dân đóng góp ngày công và các vật liệu còn lại để xây dựng các tuyến đường theo thiết kế được duyệt. Nhờ cách làm này mà chỉ trong một thời gian ngắn, các tuyến đường đã hoàn thành, trong đó, ngân sách nhà nước chỉ chi 50%, còn lại do nhân dân và doanh nghiệp đóng góp trên cơ sở tự nguyện, công khai, minh bạch, dân chủ, qua đó, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng.

Việc xây dựng các công trình hạ tầng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa xã, thôn, huyện luôn chủ động làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn các nhà thầu có năng lực, uy tín, cam kết ứng vốn tham gia thi công. Chỉ đạo tốt công tác chuẩn bị mặt bằng sạch để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; lựa chọn thời điểm đấu giá thích hợp, tạo được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó các công trình luôn được thi công bảo đảm tiến độ và bảo đảm nguồn vốn luôn được sử dụng hiệu quả nhất.

Đan Phượng chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng cơ bản, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trọng tâm là phát triển đường giao thông, công trình giáo dục, y tế và các công trình bảo vệ môi trường,

thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều công trình lớn đã được hoàn thành như đường mặt đê Tiên Tân, Tả Đáy, đường từ quốc lộ 32 - bệnh viện, đường Đan Phượng - Tân Hội... Huyện cũng đã cải tạo, nâng cấp và xây mới 39 trường học, 11 trạm y tế và nhiều công trình phúc lợi công cộng.

Huyện Đan Phượng như hôm nay chính là đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện với tinh thần làm việc quyết liệt, hiệu quả; đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phân công thực hiện nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ thời gian, đã tạo được sự đồng lòng và huy động nguồn lực trong dân để cùng chung sức xây dựng kết cấu hạ tầng theo tiêu chí NTM (Nguyễn Mậu Dũng và Nguyễn Mậu Thái, 2012).

b. Kinh nghiệm của Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã rút ra được một số bài học trong xây dựng NTM. Trước hết, xác định chủ thể chính trong xây dựng NTM là của người dân. Ý thức được điều này, ngoài triển khai công tác tuyên truyền, Ban Chỉ đạo huyện còn trao quyền tự chủ, tự bàn bạc, để dân quyết định từng phần việc. Quá trình thực hiện đều có sự hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các bộ phận chuyên môn để xử lý nếu có vướng mắc phát sinh.

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM đã hoàn thiện khung kế hoạch 3 cấp (huyện, xã, thôn), đề ra từng phần việc cụ thể, thời gian ấn định cho từng hạng mục.

Cuối năm, ban Chỉ đạo chấm điểm bình xét thi đua từng tổ công tác, từng thành viên, từ đó, khích lệ tinh thần làm việc của mỗi người… Bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), việc tạo ra nguồn nội lực để triển khai xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng (đường, trường, trạm…) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng làm thế nào để người dân tham gia lại là vấn đề không đơn giản.

Cương Gián, Xuân Lĩnh, Xuân Yên là những địa phương có nhiều cách làm hay trong GPMB làm giao thông nông thôn và thu hút đầu tư. Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện đã có 117.000 m2 đất được người dân tự nguyện hiến; hàng trăm cổng nhà, hàng chục ngàn mét tường rào được người dân tự nguyện phá dỡ để thi công các công trình.

7 năm qua, chỉ tính riêng 100 nhà văn hóa thôn trị giá 60 tỷ đồng, người dân tham gia đóng góp gần 2/3. Bên cạnh huy động nội lực, huyện còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân, chủ doanh nghiệp là con em Nghi Xuân sống và làm việc trên mọi miền đất nước tham gia.

Những năm gần đây, huyện đã thu hút hơn 300 tỷ đồng từ ngoại lực đầu tư xã hội hóa xây dựng các công trình người dân hưởng lợi. Để làm được điều đó, một mặt lãnh đạo huyện tổ chức gặp mặt, cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về những công trình, hạng mục đầu tư; mặt khác, công khai chi tiết từng khoản chi phí tiết kiệm nhất để tạo lòng tin cho nhà đầu tư (Nguyễn Hải Nam, 2018).

c. Kinh nghiệm của huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Ở huyện Gò Công Tây, Tiền Giang người dân đã tham gia đóng góp gần 300 triệu đồng xây dựng hệ thống trạm bơm điện phục vụ bơm tưới cho xã viên tại những địa bàn khó khăn; tổ chức sản xuất lúa giống chất lượng cao, hàng năm cung ứng trên 600 tấn giống phục vụ nhu sản xuất trong, ngoài tỉnh.

Đặc biệt, người dân đã hình thành tổ hợp tác xã (HTX), thông qua các buổi họp người dân cử đại diện là các tổ trưởng HTX, đội ngũ được người dân bầu ra có trách nhiệm tiến hành tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho các hộ, HTX tiến hành mua hàng ngàn tấn lúa chất lượng cao, xã viên và bà con nông dân rất phấn khởi; dịch vụ sấy và xay xát lúa gạo cũng là một trong những mục tiêu lớn của HTX nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo hàng hóa của xã viên. HTX còn tổ chức thực hiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn vốn là một nhu cầu bức xúc ở ñây do nằm trong vùng bị nhiễm phèn và mặn.

HTX đã đầu tư 1,6 tỷ đồng để khoan giếng nước ngầm tầng sâu và xây dựng hệ thống xử lý nước, hệ thống ống dẫn đến 1.800 hộ tiêu thụ, bao gồm cả những khách hàng ngoài HTX. Dịch vụ này là dịch vụ ổn định nhất của HTX nhiều năm qua (Nguyễn Mạnh Cường, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)