Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 48)

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tam Nông cách thành phố Hà Nội 70 km, có vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ Đô, nối liền với các tỉnh phía Tây Bắc của Tổ quốc.

Phía đông giáp huyện Lâm Thao, phía đông nam giáp thành phố Hà Nội. Phía tây giáp các huyện Cẩm Khê (tây bắc), Yên Lập (tây), Thanh Sơn (tây nam). Phía nam giáp huyện Thanh Thủy. Phía bắc giáp huyện Thanh Ba (tây bắc) và thị xã Phú Thọ.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tam Nông thu từ bản đồ tỷ lệ 1/30.000

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tam Nông (2016)

Với vị trí nằm gần thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ là điều kiện thuận lợi để phát kiển kinh tế - xã hội của huyện; hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống

kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.

Huyện có diện tích tự nhiên 15.558,7 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Xuân Quang, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

3.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Địa hình chung của huyện Tam Nông thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, đó là dốc, bậc thang, lòng chảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đặc điểm kiến tạo tự nhiên của huyện hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau: Tiểu vùng núi thấp; tiểu vùng đồi thấp; tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng. Nhìn chung địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:

+ Địa hình đồng bằng phù sa: đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà, sông Bứa tập trung ở ven sông thuộc các xã: Hương Nha, Vực Trường, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ.

+ Địa hình đồi núi: Tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn.

Địa hình này gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Vì thế ở đây các loại cây trồng thích hợp và có điều kiện phát triển hơn cả là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả,… ví dụ như cây chè, sơn, keo lá tràm, bạch đàn, xoài, vải, nhãn… Đồng thời địa hình này cũng gây không ít khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển và giao lưu hàng hóa của người dân.

3.1.2.2.Khí hậu

Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Vào mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gây úng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán.

Bảng 3.1. Diễn biến trung bình một số yếu tố khí hậu huyện Tam Nông Yếu tố Thời gian Ttb (0C) Tmax (0C) Tmin (0C) Độ ẩm tb (%) Mưa (mm) Bốc hơi (mm) Nắng (Giờ) T1 14,6 28,3 6,4 87 40,3 46,8 657 T2 13,1 26,5 6,8 93 36,0 53,8 307 T3 20,8 29,6 10,1 95 32,4 82,1 705 T4 24,0 32,3 16,5 89 90,1 66,2 587 T5 26,4 35,8 20,6 85 157,6 93,7 1472 T6 28,4 36,7 22,2 88 107,9 80,6 1159 T7 29,2 36,5 23,8 86 124,7 110,7 1862 T8 28,2 36,9 22,4 87 205,9 82,6 1763 T9 26,3 34,0 19,2 87 232,6 77,4 1450 T10 24,5 33,1 17,1 87 50,9 67,8 791 T11 19,7 29,3 7,9 79 10,2 91,6 1922 T12 19,2 28,6 10,5 88 17,7 55,4 547

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông (2017)

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của toàn huyện khá cao 23,6°C, số ngày mưa trong năm là 134 ngày với lượng mưa trung bình là 1215,4 mm.

Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa mưa ở những vùng thấp trũng dễ gây nên tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. Còn tại các vùng đất dốc, đặc biệt là các khu vực không có thảm thực vật che phủ thì quá trình xói mòn diễn ra mạnh.

3.1.2.3. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa.

+ Sông Hồng chảy qua huyện từ xã Tứ Mỹ đến xã Hồng Đà, với chiều dài 34km, chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân;

đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào việc cải thiện độ phì đất.

+ Sông Đà chảy qua xã Hồng Đà có chiều dài khoảng 4,1 km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của sông Đà và sông Hồng.

+ Sông Bứa chảy qua địa phận huyện Tam Nông bắt đầu từ xã Tề Lễ đến xã Tứ Mỹ đổ ra sông Hồng, có chiều dài 12 km, cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Đặc điểm nước sông trong nên rất nhiều hộ phát triển nghề nuôi cá lồng trên dòng sông này, là một tiềm lực phát triển kinh tế của huyện.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Đất đai

a. Nhóm đất phù sa

Đặc điểm: Giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân tổng số, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu; pHkcl từ 7,2 - 7,4. Loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.

b. Nhóm đất glây

Nhóm đất này có đặc điểm chung là: Đất có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ; đất chua; hàm lượng chất hữu cơ giàu và trung bình; đạm, lân tổng số, lân dễ tiêu trung bình và nghèo; kali tổng số, ka li dễ tiêu nghèo; dung tích hấp thu ở mức trung bình và thấp. Hiện tại loại đất này chỉ cấy được 1 vụ lúa chiêm xuân hoặc 2 vụ bấp bênh.

c. Nhóm đất xám thuộc vùng đồng bằng

Đặc điểm chung của các đơn vị đất này là: Đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình; đất chua; hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số ở tầng mặt trung bình, các tầng kế tiếp nghèo; kali tổng số, lân, ka li dễ tiêu nghèo; dung tích hấp thu thấp. Loại đất này phù hợp với cây lúa và cây ngắn ngày.

d. Nhóm đất tầng mỏng

Nhóm đất này rất xấu do bị xói mòn, rửa trôi mạnh; tuy nhiên vẫn còn có khả năng cải tạo để đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp nhưng với đầu tư ban đầu cao thì mới đem lại hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất 3 năm 2015 - 2017

cấu

(%) Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2015với 2017 So sánh Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) I Tổng diện tích đất nông nghiệp 11.207,95 71,86 10.888,80 69,81 11.696,56 75,18 488,61 3,32 1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.997,69 44,87 6724,04 43,11 7.311,11 46,99 313,42 2,12 1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.876,69 31,27 4.699,12 30,13 4.894,64 31,46 17,95 0,19 1.1.1 Đất trồng lúa 3.630,89 23,28 3.510,47 22,51 3.478,84 22,36 -152,05 0,92 - 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 28,76 0,18 22,66 0,15 1.1.3 Đất cây hàng năm khác 1.217,04 7,80 1.165,99 7,48 1.415,80 9,10 198,76 1,30 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.121,00 13,60 2.024,92 12,98 2.416,47 15,53 295,47 1,93 1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 588,07 3,77 481,76 3,09 1.2.2 Đất trồng cây

ăn quả lâu năm 65,06 0,42 115,66 0,74 1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 1.467,87 9,41 1.427,50 9,15 2 Đất lâm nghiệp 3.615,63 23,18 3.546,08 22,74 3.509,41 22,56 -106,22 0,63 - 2.1 Đất rừng sản xuất 2.889,13 18,52 3.326,04 21,33 3.289,37 21,14 400,24 2,62 2.2 Đất rừng phòng hộ 726,50 4,66 220,04 1,41 220,04 1,41 -506,46 3,24 - 2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 593,90 3,81 618,27 3,96 807,56 5,19 213,66 1,38 4 Đất Làm muối 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 5 Đất nông nghiệp khác 0,73 0,00 0,45 0,00 68,48 0,44 67,75 0,44 II Đất phi nông nghiệp 3.992,36 25,60 4.310,79 27,64 3.537,02 22,73 -455,34 - 2,86 III Đất chưa sử dụng 396,61 2,54 397,29 2,55 325,14 2,09 -71,47 0,45 - Tổng cộng 15.596,9 100,0 15.596,9 100,0 15.558,7 100,0 -38,2 0,0

Hiện trạng đất của huyện Tam Nông cơ bản đã được sử dụng hết, đất chưa sử dụng chỉ chiếm trên 2%; trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm trên 70% sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản...; đất phi nông nghiệp chiếm trên 20%.

3.1.3.2. Dân số - Lao động

a. Dân số

Đến hết năm 2017 Tam Nông có dân số trung bình là 78.644 người, trong đó dân số thành thị là 4.088 người (chiếm 5,2%), dân số nông thôn 74.556 người (chiếm 94,8%). Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn huyện không đều, dân số tập trung chủ yếu ở các xã và thị trấn có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển như: thị trấn Hưng Hóa, xã Hương Nộn, xã Thượng Nông, xã Hiền Quan, xã Cổ Tiết. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%; mật độ dân số bình quân 504,23% người/km2.

Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu dân số, lao động huyện Tam Nông năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017

1 Dân số trung bình tổng số Người 78.644 2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1 3 Dân số trong độ tuổi lao động Người 46.810 4 Dân số thành thị Người 4.088 5 Dân số nông thôn Người 74.556 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông (2017)

Công tác dân số và phát triển được quan tâm chỉ đạo, chỉ đạo theo hướng chuyển trọng tâm từ dân số - kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2009-2015 sang dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

b. Lao động

Tam Nông có lực lượng lao động trẻ, khoẻ. Về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm thấp, mới đạt khoảng 26% số lao động tham gia các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của người dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn ở mức thấp, bình quân GDP trên đầu người của tỉnh chỉ bằng khoảng 60% bình quân chung của cả nước.

3.1.3.3. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của Tam Nông tăng trưởng nhanh. Trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông qua 3 năm (2016-2018) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Giá trị (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đ) Cơ cấu (%) 2017/2016 2018/2017 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 1907,6 100,00 2018,6 100,00 2470,9 100,00 105,82 122,41 113,81

1. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 616,3 32,31 679,3 33,65 854,7 34,59 110,22 125,82 117,76

2. Ngành công nghiệp, xây dựng 607,7 31,86 706,9 35,02 803 32,50 116,32 113,59 114,95

3. Thương mại và dịch vụ 683,6 35,83 632,4 31,33 813,2 32,91 92,51 128,59 109,07

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX BQ/hộ (Tr. đồng) 85,65 90,09 108,09 - - -

2. GTSX BQ/nhân khẩu (Tr. đồng) 25,50 25,67 31,18 - - -

3. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 7,84 6,36 4,81 - - -

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông (2018)

Nhìn chung: Hiện nay kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.

Qua bảng số liệu 3.4: Tốc độ phát triển kinh tế bình quân giai đoạn (2016 - 2018) là 113,81%; trong đó sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu, với tốc độ phát triển bình quân là 117,76%, giá trị tăng thêm năm 2017 là 679,3 tỷ

đồng, tăng 10,23% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, sản xuất Nông, lâm nghiệp, thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến bất thường như: Rét đậm, rét hại ở vụ Đông xuân, nắng nóng xảy ra gay gắt, mưa lớn gây ngập úng thiệt hại lớn, đặc biệt ở các xã quanh khu vực sông Bứa, cụ thể:

+ Trồng trọt: Chủ động, tích cực tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cung ứng đủ giống, chủ động nguồn nước, đưa các loại cây rau màu, cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 7.493 ha; trong đó: Cây lương thực: 6.416,2 ha, Cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu các loại: 1.076,8ha; sản lượng lương thực năm 2017 đạt: 30.859,76 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 392,4 kg/người/năm.

+ Về chăn nuôi: Tiếp tục phát triển ổn định, chất lượng đàn gia súc được nâng lên, tỷ lệ bò lai sind chiếm tỷ trọng khá. Chăn nuôi lợn, gia cầm theo mô hình sản xuất tập trung phát triển khá cả về số lượng và quy mô. Năm 2017, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 8.460,9 tấn.

+ Về thủy sản: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, các cá nhân, hộ nuôi mạnh dạn đầu tư cải tạo ao hồ, lắp đặt trang thiết bị, cải tiến quy trình kỹ thuật, lựa chọn giống cá chất lượng và tích cực phòng chống dịch bệnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.125 ha, đạt 100,4% kế hoạch, bằng 100,2% so với cùng kỳ; sản lượng khai thác: 4.232 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng là 3.896 tấn, đạt 100,5% kế hoạch, bằng 101,2 % cùng kỳ. Lồng nuôi là 87 lồng, sản lượng đạt 132 tấn

+ Về Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán: 60.012 cây, đạt 100,02 % kế hoạch năm, bằng 112 % so với cùng kỳ; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng: Diện tích trồng mới rừng tập trung: 124,5 ha, đạt 103,75 % kế hoạch năm; bảo vệ rừng tự nhiên: 153 ha, bằng 100% cùng kỳ. Công tác tuyên truyền chăm sóc bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được quan tâm thực hiện.

bình quân 114,95%, giá trị tăng thêm năm 2018 đạt 803 tỷ đồng, tăng 13,59% so với cùng kỳ. Hiện nay, đã hình thành được khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông đang đã thu hút được một số dự án vào đầu tư, một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng trưởng khá như: Bia đạt 60 triệu lít; chế biến thức ăn chăn nuôi đạt 53 nghìn tấn, nhôm thanh 1.150 tấn, gạch Tuynel đạt 56 triệu viên, gỗ chế biến 12.000m3, sản phẩm vật liệu xây dựng, hàng may mặc đều tăng so với cùng kỳ,... Công nghiệp chế biến phát triển nhanh, trong đó có chế biến gỗ, sản phẩm làm từ gỗ, tre, nứa...

- Ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,21%/năm.

- Lĩnh vực thương mại của huyện mới chỉ dừng lại ở mức phát triển mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thông hàng hoá, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

- Giá trị sản xuất bình quần 1 hộ đã có xu hướng tăng: Năm 2016 đạt 85,65 triệu đồng/hộ, năm 2018 đã tăng lên 108,9 triệu đồng/hộ cho thấy thu nhập của người dân đã ngày càng tăng, đời sống sẽ dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống từ 7,84% năm 2016 xuống 4,18% năm 2018.

3.1.3.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)