Những thuận lợi, khó khăn của huyện liên quan tới vai trò của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Những thuận lợi, khó khăn của huyện liên quan tới vai trò của người dân

dân trong xây dựng nông thôn mới

3.1.4.1. Thuận lợi

- Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

+ Huyện Tam Nông có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, địa hình có cả đồng bằng, trung du và miền núi mang lại cho huyện nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp tổng hợp và đa dạng hóa cây trồng.

+ Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật tư phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

+ Địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua nên hàng năm các vùng bãi ngoài đê được bồi đắp thêm một lượng phù sa lớn làm tăng độ màu mỡ cho đất, thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Không còn hộ đói, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ giàu ngày một tăng. Khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng đưa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi.

+ Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, 100% số xã có trường học, trụ sở làm việc, trạm y tế mới, hệ thống đường giao thông được mở rộng và trải nhựa, bê tông hoá.

+ Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, quy mô trường lớp ổn định đáp ứng nhu cầu dạy và học.

+ Hoạt động văn hoá xã hội phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thực hiện tốt nếp sống văn hoá, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển rộng khắp, thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, các xã đều có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn… công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, số bệnh nhân được thăm khám, cấp phát thuốc ngày càng nhiều….

+ Huyện được ưu tiên đầu tư nhiều hơn trong việc sản xuất nông nghiệp, từ đầu từ hệ thống cơ sở vất chất; đường giao thông nội đồng; mương cấp, thoát nước … và giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao.

Tất cả những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Tam Nông những tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.4.2. Những khó khăn thách thức

+ Địa hình của huyện với 38,3% đất đai là đồi núi đã gây ra không ít khó khăn trong canh tác nông nghiệp, trong sinh hoạt của người dân cũng như quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

+ Thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các xã có dòng sông Bứa chảy qua, đã làm thiệt hại không nhỏ đến diện tích canh tác, cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của người dân. Nhiều hộ gia đình đã bỏ mô hình nuôi cá lồng trên dòng

sông do 3 năm trở lại đây thiên tai bất thường dẫn đến thua lỗ, mất trắng, người dân không đủ nguồn lực để phát triển tiếp.

+ Tập quán canh tác của một bộ phận nhân dân còn lạc hậu, chưa có sự nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; người dân sản xuất nhỏ lẻ, chưa có nhiều mô hình kinh tế phát triển tập trung, sản xuất các hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

+ Kinh tế hàng hóa phát triển chưa cao, sản phẩm làm ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định. Sản phẩm nông lâm nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến nên giá trị thấp.

+ Đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp không đủ để đảm bảo cuộc sống, vẫn cần sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước. Mức thu nhập thấp nên việc đầu tư cho phát triển sản xuất còn hạn chế, người dân không đủ điều kiện để mở rộng mô hình cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản chính sách của Chính phủ, sách, báo, thông tin trên internet, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; các báo cáo HĐND huyện, xã của huyện Tam Nông và của các công trình nghiên cứu. Số liệu thống kê về đất đai, dân số, lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Thu thập số liệu về việc thực hiện Chương trình nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2018.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã, ban quản lý cấp xã, ban phát triển thôn, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể, các hộ điều tra tại 3 xã Hương Nộn, Hương Nha, Xuân Quang để thu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa bàn nghiên cứu nhằm có thông tin số liệu để tổng hợp, phân tổ các số liệu phục vụ phân tích đề tài nghiên cứu.

Để phục vụ cho công tác điều tra số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu tác giả chọn mẫu điều tra như sau: Tiến hành điều tra 80 người dân ở 3 xã, điều tra 30 hộ dân tại xã Hương Nộn là xã đã đạt NTM năm 2016; điều tra 25 hộ tại xã Hương Nha là xã đã đạt 17 tiêu chí, chuẩn bị hoàn thành các tiêu chí đến năm 2020; điều tra 25 hộ tại xã Xuân Quang là xã đạt được ít tiêu chí đang phấn đấu hoàn thành đến năm 2020.

b. Điều tra phỏng vấn Ban chỉ đạo xây dựng NTM

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp qua quá trình phỏng vấn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện bao gồm: 01 phó Trưởng ban Chỉ đạo và 04 thành viên là trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng; trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phỏng vấn Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã: Mỗi xã 5 người trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới bao gồm: Bí thư Đảng ủy xã, phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã; Phó chủ tịch HĐND xã; cán bộ địa chính xã.

c. Điều tra phỏng vấn Ban quản lý xây dựng NTM, ban phát triển thôn

Phỏng vấn Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã: Mỗi xã phỏng vấn 3 người trong ban Quản lý xây dựng nông thôn mới bao gồm: Chủ tịch UBND xã; phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Kế toán - tài chính xã.

Phỏng vấn Ban phát triển thôn: Mỗi xã phỏng vấn 3 người trong ban Phát triển thôn là đại diện Bí thư chi bộ các khu dân cư, là trưởng ban Phát triển thôn.

e. Điều tra, phỏng vấn các tổ chức khác

Phỏng vấn 03 doanh nghiệp trên địa bàn các xã: 02 doanh nghiệp trên địa bàn xã Hương Nộn, 01 doanh nghiệp trên địa bàn Hương Nha, xã Xuân Quang không có doanh nghiệp nào trên địa bàn nên không điều tra.

Phỏng vấn các tổ chức, cá nhân khác: Mỗi xã điều tra 3 tổ chức khác là các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

Tình hình phân bổ mẫu điều tra về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Phân bổ mẫu điều tra về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

STT Đối tượng điều tra Số mẫu (n) Phân bổ các xã

Nội dung điều tra Hương

Nộn Hương Nha Quang Xuân

1 Người dân 80 30 25 25

Tình hình thu nhập; sự tham gia trong việc lập quy hoạch và xây dựng NTM; tham gia vào các hoạt động PTNT…

2 Ban Chỉ

đạo 20

2.1 Cấp huyện 05 - Công tác chỉ đạo, hướng dẫn các xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM…

- Công tác quy hoạch, giao thông, nhà ở dân cư,… - Phó trưởng ban 01

- Thành viên 04

2.2 Cấp xã 15 05 05 05 - Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung xây dựng NTM …

3 Ban Quản lý 9 3 3 3

- Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng NTM của xã…

- Quản lý, thực hiện đề án

4 Ban phát triển thôn 9 3 3 3

- Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, cơ chế chính sách; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân… - Lấy ý kiến của dân đóng góp vào bản quy hoạch, đề án…

5 Các tổ chức khác 12 05 04 03 5.1 Doanh nghiệp tham gia 03 02 01 0 Các lĩnh vực tham gia, chuyển giao KHKT; sự ủng hộ giúp đỡ của các doanh nghiệp.

5.2 Tổ chức, cá nhân khác 9 3 3 3

Sự tham gia, đóng góp của các tổ chức xã hội; con, em xa quê.

Tổng số mẫu N= 130

3.2.1.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)

Đây là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống, sự tham gia đóng góp của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

-Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là sử dụng các phương pháp của thống kê theo hệ thống chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

-Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập được.

3.2.2.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này để hệ thống hóa và phát triển các tài liệu điều tra, rút ra các quy luật kinh tế của quá trình sản xuất nhằm thể hiện mối quan hệ qua lại của các nhân tố riêng biệt, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Mặt khác, hiệu quả kinh tế lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do đó phải sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.

Xác định số tổ và phạm vi mỗi tổ dựa trên cơ sở đảm bảo cho các đơn vị có cùng tính chất thì cùng một tổ, khác nhau về tính chất thì khác tổ.

Xác định các chỉ tiêu giải thích sẽ nói lên mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của hiện tượng. Khi xác định các chỉ tiêu giải thích phải phản ánh được nội dung cần nghiên cứu về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới và đảm bảo có mối liên quan chặt chẽ với tiêu thức phân tổ.

3.2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu, sau đó tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.

3.2.2.4. Phương pháp phân tích kinh tế

Sau khi thu thập được số liệu, xử lý số liệu tôi tiến hành phân tích đánh giá bằng các phương pháp; dùng phương pháp so sánh đối chiếu, sử dụng các chỉ số, dãy số biến động theo thời gian và không gian, số tương đối và số tuyệt đối để

thấy được tình hình xây dựng NTM và những đóng góp của người dân trong xây dựng chương trình NTM tại huyện Tam Nông, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân.

Đưa ra các kết quả tính toán các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả đóng góp của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn góp phần thực hiện tốt các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người dân trong xây dựng NTM

-Tỷ lệ người dân tham gia vào tổ giám sát công trình; - % Dân biết về xây dựng nông thôn mới;

- % Số người dân tham gia thảo luận về xây dựng nông thôn mới; - Số ý kiến của người dân được thực thi trong xây dựng NTM; - % người dân đóng góp vào xây dựng nông thôn mới.

3.2.3.2. Chỉ tiêu về kết quả tham gia của người dân trong xây dựng NTM

- Tỷ lệ phần trăm người dân tham gia vào thành lập Ban phát triển thôn; - Số ngày công đóng góp của người dân cho các công trình khác nhau; - Giá trị kinh phí người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; - Diện tích đất đai huy động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; - Số tiền đóng góp từ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; - Số tiền từ ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; - Tỷ lệ phần trăm vốn đóng góp của người dân trong tổng số vốn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng

- Tỷ lệ hộ nghèo;

- Trình độ nhận thức của người dân; - Trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ NGƯỜI DÂN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

4.1.1.1. Khái quát về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

Sau hơn 7 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện Tam Nông đã thu được những kết quả tích cực, được tỉnh Phú Thọ đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả cụ thể như sau:

- Số xã đạt chuẩn NTM là: 6 xã, gồm: Thượng Nông, Dậu Dương, Hương Nộn, Cổ Tiết, Hồng Đà, Vực Trường;

- Số xã cơ bản đạt chuẩn là: 04 xã, gồm: Tứ Mỹ, Tề Lễ, Tam Cường, Hương Nha;

- Bình quân tiêu chí toàn huyện đạt: 16,4 tiêu chí/xã.

Đánh giá khái quát về thực hiện các tiêu chí thể hiện như sau: * Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch chung xây dựng NTM gồm 3 nội dung: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp.

Các nội dung quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung của huyện, tỉnh. Do vậy trước khi tiến hành quy hoạch, BCĐ huyện yêu cầu các xã điều tra, khảo sát thực địa, xây dựng nhiệm vụ quy hoạch phù hợp, hiệu quả. Đến tháng 11/2011 toàn huyện có 19/19 xã hoàn thành xong việc xây dựng đề án, lập quy hoạch xây dựng NTM và được UBND huyện phê duyệt, hoàn thành trước một tháng so với kế hoạch UBND tỉnh giao. Đa số các quy hoạch đều phù hợp với tình hình thực tế, một số xã phải điều chỉnh cục bộ để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và công tác dồn đổi ruộng đất theo Nghị quyết 93-NQ/HU của huyện ủy Tam Nông. Việc công bố, công khai và quản lý quy hoạch được

thực hiện đúng quy định. * Tiêu chí 2: Giao thông

Hệ thống giao thông nông thôn có vị trí quan trọng trong việc kết nối, giao lưu kinh tế giữa nông thôn với thành thị và trong khu vực. Trước khi thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)