CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG
3.3. Mơi trường bên ngồi
3.3.1. Tự nhiên
Tọa lạc tại trung tâm thành phố với vị trí đẹp, khách sạn SAMDI được hưởng rất nhiều lợi thế trong việc ngắm cảnh, gần các nhà hàng, khu trung tâm mua sắm của Đà Nẵng. Với vị trí thuận lợi này, khách hàng có thể dễ dang tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Khách sạn nằm trong bán kính 800m từ bảo tàng Chăm, 0.8km từ sông Hàn và 4.7km từ bãi biển Mỹ An. Sân bay Đà Nẵng cách đó 3.3km.
3.3.2. Nhân khẩu
Đà Nẵng là một thành phố đang trên đà phát triển và có tốc độ đơ thị hóa cao nên dân số cũng tăng nhanh trong những năm qua. Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia dân số-kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn 2011-2015 của Sở Y tế Đà Nẵng, dân số thành phố năm 2015 khoảng 1.029.000 người. Dự báo, đến năm 2020, dân số Đà Nẵng sẽ là 1,6 triệu người; với 1,3 triệu người trong số đó là dân số đô thị.
Đà Nẵng đang bước vào thời kì “Dân số vàng”, tỷ lệ những người dưới 15 tuổi trên 35%, tỷ lệ những người trên 60 tuổi dưới 10%. Tuổi bình quân dân số Đà Nẵng trong những năm gần đang dao động ở độ tuổi 30. Đây cũng là thời kỳ dân số có độ tuổi lý tưởng cho thành phố Đà Nẵng phát triển.
Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số lao động sau khi được tuyển dụng đối với lĩnh vực lữ hành chỉ 41,5% có thể sử dụng ngay; với nghề
khách sạn, con số này là 62% và thấp nhất là lĩnh vực nhà hàng, chỉ 28,8%. Vì vậy, để lấp đầy nhân sự cho các vị trí khác nhau ở khách sạn, nhiều doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng lượng lớn nhân viên chưa qua đào tạo hoặc “lơi kéo” bằng chính sách lương cao đối với nguồn nhân lực có kinh nghiệm về làm cho mình. Theo nhiều chun gia trong ngành du lịch, thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển lâu dài kinh tế du lịch thành phố.
3.3.3. Công nghệ
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của miền Trung. Việc phát triển về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đặc biệt với cơ chế tạo điều kiện thơng thống hơn cho các nhà đầu tư so với các địa phương khác đã khiến nhiều dự án chọn nơi đây làm điểm đến.
Nhằm hiện thực hóa tiêu chí xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố năng động, “đáng sống”, những năm qua, chính quyền thành phố ln nỗ lực tìm kiếm các giải pháp và triển khai rất nhiều chương trình, dự án phát triển Đà Nẵng ngang tầm với các thành phố hiện đại của châu Á và thế giới. Trong đó, các giải pháp ứng dụng, phát triển cơng nghệ có những đóng góp rất quan trọng trong mục tiêu này.
Tháng 11-2012, Đã Nẵng chính thức triển khai dự án xây dựng hệ thống kết nối Internet không dây (Wifi) công cộng. Việc phủ sóng Internet khơng dây sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình hồn thiện hạ tầng cơng nghệ thơng tin, cung cấp các dịch vụ gia tăng khác trên mạng; xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào Đà Nẵng; quảng bá du lịch, quảng bá thương hiệu, góp phần nâng cao dân trí và hoạt động giáo dục – đào tạo qua mạng. Hệ thống Internet không dây trên còn được huy động vào việc giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường, quản lý giao thông đô thị, quản lý trật tự xã hội, giám sát và cảnh báo thiên tai, hiểm họa do biến đổi khí hậu…
Hiện nay, sân bay Đà Nẵng đã khai thác 23 tuyến đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng trong đó có các đường bay mới đưa vào hoạt động từ tháng 7/2013 như Đà Nẵng – Seoul (3 chuyến/tuần) và Đà Nẵng – Siem Reap (1 chuyến/ngày). Các tuyến đường này do 10
hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác như Asiana Airlines, Korean Airlines, Shanghai Airlines, Dragon Air, China Eastern Airlines, China Southern Airlines, SilkAir, Lao Airlines, Air Macau và Vietnam Airlines. Chính hoạt động khá nhộn nhịp của các tuyến bay quốc tế và trong nước đã giúp cho lượng khách đến Đà Nẵng bằng đường hàng không tăng đột biến từ trước đến nay.
3.3.4. Kinh tế
Theo Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2017 tính theo phương pháp giá cơ bản ước tính tăng 8,52% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng 8,52% của toàn nền kinh tế trên địa bàn, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,47%, khu vực dịch vụ tăng 9,35%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,43% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng quý I/2017 chủ yếu do đóng góp của hai khu vực cơng nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Nhìn chung từ đầu năm đến nay tình hình sản xuất cơng nghiệp thành phố có tốc độ tăng trưởng khá hơn so với năm trước. Một số ngành có tốc độ phát triển khá so với cùng kỳ: Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 21,88%; SX sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 16,04%; sản xuất kim loại tăng 19,14%; sản xuất các SP từ kim loại đúc sẵn tăng 67,99%; sản xuất thiết bị điện tăng 28,94%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 42,6%.
Trong tổng mức: Thương nghiệp tăng 12,62% so với quý I năm trước; lưu trú tăng 9,4%; nhà hàng tăng 6,01% so cùng kỳ; du lịch giảm 0,98%; dịch vụ tăng 11,92% so với quý I năm 2016.
Ngành ăn uống: Ước tháng 3/2017 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 727 tỷ đồng, tăng 1,71% so với tháng trước và tăng 3,07% so với cùng kỳ tháng 3/2016.
Ngành lữ hành và lưu trú: Doanh thu ngành lữ hành và lưu trú ước tháng 3/2017 đạt 490 tỷ đồng, tăng 9,7% so với tháng trước và giảm 5,34% so với cùng kỳ tháng 3 năm 2016. Trong đó
Hoạt động lưu trú tháng 3/2017 ước đạt 371 tỷ đồng, tăng 7,39% so với tháng trước và giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2016;
Hoạt động du lịch lữ hành tháng 3/2017 đạt 119 tỷ đồng, tăng 17,57% so với tháng trước và giảm 11,46% so với tháng 3/2016.
Tổng lượt khách phục vụ tháng 3/2017 là 349 nghìn lượt, tăng 9,48% so với tháng trước và giảm 2,91% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: lượt khách lữ hành là 32 nghìn lượt khách, tăng 25,88% so tháng trước và giảm 6,06% so với cùng tháng năm trước, lượt khách lưu trú là 317 nghìn lượt khách, tăng 8,04% so với tháng trước và giảm 2,58% so với cùng kỳ tháng 3 năm 2016.
Cộng dồn quý I năm 2017, doanh thu ngành lữ hành lưu trú đạt 1.363 tỷ đồng, tăng 6,76% so với quý I năm 2016. Tổng lượt khách du lịch lữ hành và lưu trú 974 nghìn lượt, tăng 1,37% so với quý I năm 2016.
(Nguồn: website Cục thống kê thành phố Đà Nẵng)