CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Le Gourmet
3.5.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý
- Cơng tác quản lý chất lượng buffet
Phó trưởng bộ phận, giám sát hoặc ca trưởng nên thường xuyên kiểm tra nhân viên trong công tác chuẩn bị các công cụ, chuyên dùng cho ăn uống như bát, dĩa, thìa, ly, cốc.
Nhắc nhở nhân viên chú ý về quy trình đón tiếp khách, giám sát nhân viên trong q trình phục vụ về các tiêu chuẩn riêng khi phục vụ. (phân chia khu vực làm việc cho nhân viên, thái độ, tác phong của nhân viên..)
Kiểm tra và yêu cầu nhân viên làm vệ sinh sạch sẽ khu vực phục vụ khách cũng như quầy buffet trong nhà hàng hàng ngày.
Nên lên kế hoạch tổ chức thăm dò lấy ý kiến của nhà hàng về mức độ nhà hàng thơng qua thơng qua hình thức gởi phiếu điều tra khách hàng vào quy trình phục vụ của nhà hàng. Từ đó nhà hàng sẽ xem xét khả năng phục vụ khách trong tương lai.
Ngồi ra để kiểm tra qui trình phục vụ khách của nhân viên phục vụ hoặc chất lượng đồ ăn thức uống, ban giám đốc khách sạn cũng có thể kiểm tra đột xuất vào những bữa sáng buffet tại nhà hàng, hay tham dự những bữa tiệc tại nhà hàng.
Công tác quản lý đội ngũ nhân viên
Nên sắp xếp lịch làm việc phù hợp cho nhân viên để tránh xảy ra trường hợp nhân viên này làm quá nhiều công việc trong khi nhân viên khác lại khơng có gì để làm. (Ca sáng thường làm việc nhiều và nặng hơn ca chiều và ca tối)
Khen thưởng hoặc thăng chức cho những nhân viên có thành tích xuất sắc lên vị trí cao hơn như 1 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc đồng thời có thêm các giám sát và đội trưởng thay phiên quản lý.
Tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo định kỳ để kiểm tra năng lực của nhân viên từ đó có những biện pháp để thay đổi hoặc nâng cao chất lượng.
Trưởng bộ phận và quản lý của nhà hàng thường xuyên tiếp xúc, tham gia giải quyết và hướng dẫn nhân viên của mình, giải quyết các tình huống phức tạp xảy ra, để rút kinh nghiệm cho các nhân viên cũng như tạo mối liên kết với các nhân viên trong nhà hàng.
- Xây dựng mơi trường làm việc vui vẻ
Để có được một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và hết mình vì cơng việc thì người quản lý phải biết tạo ra một môi trường làm việc giúp cho nhân viên cảm thấy hài lịng với cơng việc của mình.trưởng bộ phận và các quản lý thường nên có sự tương tác đối với nhân viên, thể hiện sự quan tâm đến đời sống của nhân viên, từ đó giúp cho nhân viên gắn bó, cống hiến cho khách sạn và để có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên.
Để tạo động lực cho nhân viên, nhà quản lý nên khuyến khích nhân viên bằng cách có chế độ lương, thưởng, đãi ngộ hợp lý và tạo ra môi trường làm việc đoàn kết và vui vẻ giữa các nhân viên và các bộ phận với nhau.
Việc nâng cao cơng tác quản lý sẽ:
+ Giúp nhân viên có hứng thú và nhiệt tình với cơng việc. + Thu hút được nguồn nhân lực bên ngoài đến với nhà hàng.