Công tác quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng le gourmet của khách sạn SAMDI (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NHÀ HÀNG

2.2. Thực trạng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng Le Gourmet

2.2.4. Công tác quản lý

- Về cơ sở vật chất kĩ thuật

Trong quá trình ăn uống tại nhà hàng đôi khi sẽ xảy ra một số sự cố nhỏ, có thể là do khách làm rơi, bể đĩa, chén, bát hoặc ly, tách và nhân viên trong quá trình phục vụ do sơ ý làm vỡ, bể đồ đạc. Nhà hàng Le Gourmet có một tờ giấy được dán trong khu pantry được gọi là báo cáo đồ bị vỡ, bể, khi có dụng cụ bị bể thì nhân viên sẽ ghi vào tờ giấy này để phó trưởng bộ phận hoặc giám sát sẽ kiểm kê và bổ sung nếu cần. Đối với các loại khăn ăn (napkin), placemats, khăn lót khay luôn được bộ phận Laundry giặt sạch và thay mỗi ngày để đảm bảo an toàn vệ sinh trong nhà hàng. Với các sự cố về trang thiết bị kĩ thuật thì phải liên lạc ngay với bộ phận kĩ thuật để nhanh chóng sửa chữa kịp thời.

- Về đội ngũ nhân viên

Phó trưởng bộ phận nhà hàng sẽ thông báo cho bộ phận nhân sự về tình hình công việc hiện tại của nhà hàng. Sau đó sẽ đề xuất về tuyển chọn nhân lực cho nhà hàng hoặc thuê nhân viên thời vụ trong mùa cao điểm phục vụ khách ăn sáng hoặc những lúc có tiệc.

Bộ phận nhân sự của khách sạn sẽ dựa vào đó thực hiện công việc tuyển chọn nhân viên hoặc thuê nhân viên thời vụ trong những trường hợp số lượng nhân lực của nhà hàng

không đủ đáp ứng cho công việc. Sau khi thực hiện quá trình tuyển chọn, phòng nhân sự sẽ gọi phó trưởng bộ phận nhà hàng để phỏng vấn nhân viên một lần nữa.

Nhân viên mới vào làm trong nhà hàng phải trải qua quá trình thử việc, mức lương nhận được tối thiểu gọi là mức lương thử việc và quá trình thử việc tại nhà hàng thường là hai tháng.

Sau đó nhân viên sẽ nhận được toàn bộ lương đã thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động.

Công tác quản lý nhân viên tại nhà hàng Le Gourmet được dựa trên lịch làm việc của nhân viên. Phó trưởng bộ phận sẽ chia lịch làm việc vào mỗi thứ sáu hàng tuẩn để nhân viên biết và có phản hồi nếu bận không thể làm việc vào một ngày nào đó. Bên cạnh đó, phó trưởng bộ phận sẽ dựa vào số lượng khách sử dụng buffet sáng hoặc các tiệc đã được đặt để phân chia và sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên.

Hiện nay hoạt động kinh doanh của nhà hàng Le Gourmet tuy đang diễn ra khá tốt và ổn định, nhưng một thực tế cho thấy là khi nhìn vào số lượng nhân viên tại nhà hàng thì có thể nhận thấy được nhà hàng vẫn chưa có chính sách kế hoạch nhân lực phù hợp.

Vào những ngày đông khách, công việc tại nhà hàng vào buổi sáng rất nhiều và nặng nhưng số lượng nhân viêc lại không đủ để hoàn thành tất cả các công việc. Số lượng nhân viên ít là kết quả của việc cho nhân viên nghỉ bớt trong mùa thấp điểm do chính sách tiết kiệm của khách sạn, dẫn đến việc khi vào mùa cao điểm thì nhân viên chưa được tuyển dụng kịp thời để đáp ứng.

Mặc dù đội ngũ nhân viên luôn năng động, hết mình vì công việc nhưng hiện nay công tác đãi ngộ nhân viên vẫn còn hạn chế. Phó trưởng bộ phận chưa có chính sách thưởng phạt phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Điều này dẫn đến việc chưa thực sự làm hài lòng đội ngũ nhân viên và chưa thu hút được sự quan tâm của các lao động trẻ khác đang tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng le gourmet của khách sạn SAMDI (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w