Cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và xây dựng đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 27 - 31)

bộ, công chức cấp xã

Khái niệm cấp xã

Ngay từ xa xưa, người Việt đã lấy làng xã truyền thống của mình làm

đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước. Vốn từ công xã nông thôn chuyển

thành làng, xã. Xã là hình ảnh thu nhỏ của xã hội với đầy đủ các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... cấu thành, nơi mà cuộc sống xã hội diễn ra hàng ngày. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đơn vị hành chính nhỏ nhất này vẫn giữ được vị trí, vai trị quan trọng trong tổ chức hành chính nhà nước và ln được sự quan tâm, củng cố và hoàn thiện của các nhà nước trong lịch sử ở

nước ta.

Hiến pháp 1992 quy định, xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là

đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp nhỏ nhất và cuối cùng trong hệ thống tổ chức

hành chính bốn cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) ở nước ta. Khi nói đến cấp xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm việc được thì mọi việc đều xong xi” [61, tr 371-372].

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị ở cơ sở; Chính quyền cơ sở bao gồm HĐND và UBND là trụ cột, là trung tâm của hệ thống chính trị cơ sở; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác là cơ sở chính trị của chính quyền và của xã hội.

Cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì thế, cấp xã là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nước trong cuộc sống. Cấp xã là nơi nắm bắt và trực tiếp giải quyết các nguyện vọng của nhân dân. Trong thực tế cuộc sống, khi cần có sự can thiệp của Nhà nước thì nơi người dân tìm đến đầu tiên đó là cấp cơ sở. Cấp cơ sở cũng chính là nơi trực tiếp đưa ra các giải pháp cần thiết theo thẩm quyền để

đáp ứng và giải quyết những nguyện vọng của nhân dân, tạo mọi điều kiện cho

người dân có cuộc sống bình n, hạnh phúc. Cấp xã là nơi trực tiếp quyết định các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, có ảnh hưởng quan trọng đến

kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân nói chung.

Khái niệm cán bộ, cơng chức cấp xã

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng

khóa IX về “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, xã, phường, thị trấn” thì hệ thống chính trị cơ sở bao gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Trong đó, cán bộ chuyên trách là cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động làm việc cơng để thực hiện chức trách được giao, có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ nhà nước. Khi khơng cịn là cán bộ chuyên trách mà chưa đủ điều kiện hưu trí thì được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng phụ cấp một lần

theo chế độ nghỉ việc. CBCC có đủ điểu kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên. Cán bộ không chuyên trách là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 và các văn bản trước đây như: Quyết định 112/HĐBT ngày 15/10/1981, quy định chức năng, nhiệm vụ của

chính quyền cấp xã; Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 quy định về số

lượng và chế độ chính sách của cán bộ cơng tác Đảng, chính quyền và đồn

thể ở cấp xã đều không quy định cụ thể về CBCC cấp xã mà chỉ quy định

chung là CBCC. Trong các văn bản trên mới chỉ rõ chức danh nào là cán bộ công tác tại xã được hưởng sinh hoạt phí chứ khơng nêu khái niệm CBCC cấp xã. Như vậy, trải qua một thời gian tương đối dài, đội ngũ CBCC cấp xã chưa

Năm 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi và lúc

đó mới quy định về CBCC cấp xã. CBCC cấp xã quy định tại Pháp lệnh này

(mục g và h) là mọi công dân Việt Nam trong biên chế nhà nước, bao gồm: g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn;

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã (Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ, công

chức năm 2003).

Tuy nhiên, những quy định trên cũng chưa phân định rõ quan niệm về CBCC cấp xã và chỉ khi có Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 ra đời mới quy

định cụ thể cán bộ và công chức cấp xã. Tại khoản 3, Điều 04 quy định:

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân

Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã

hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. [54, tr 35].

Theo quy định Điều 61 Luật Cán bộ, cơng chức thì CBCC cấp xã gồm: “2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị

trấn có hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Cơng an;

b) Chỉ huy trưởng quân sự; c) Văn phòng - Thống kê;

d Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị

trấn) hoặc Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);

đ Tài chính - Kế toán;

e) Tư pháp - Hộ tịch; g) Văn hóa - Xã hội.”

Từ sự phân tích trên có thể khái quát: CBCC cấp xã là tập hợp người có quan hệ chặt chẽ với nhau trong địa bàn hành chính lãnh thổ cấp xã, thực hiện các nhiệm vụ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội ở địa bàn dân cư,

là những CBCC được bầu, tuyển dụng, bổ nhiệm và hưởng lương từ ngân

sách nhà nước, tạo thành một khối thống nhất, được lựa chọn, đào tạo, bồi

dưỡng theo những tiêu chuẩn, chức danh nhất định và hoạt động theo sự

phân công, phối hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong thực hiện chức

năng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở

Khái niệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Theo từ điển Tiếng Việt, “xây dựng” có 3 nghĩa chính: Làm nên, gây

dựng nên; tạo ra các giá trị tinh thần có nội dung nào đó; thái độ, ý kiến có

tinh thần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng [86, tr 1856].

Để xây dựng đội ngũ CBCC nói chung, CBCC cấp xã nói riêng có chất

lượng thì phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc xác định chủ trương, mục tiêu, đến việc xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá, quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực

hiện chính sách cán bộ. Q trình đó được coi là xây dựng đội ngũ cán bộ,

Như vậy, có thể hiểu xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã là tổng thể các

mặt công tác, hoạt động, từ việc xác định mục tiêu đến xây dựng và thực hiện chính sách CBCC được tiến hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan,

nhằm tạo nên đội ngũ CBCC cấp xã đồng bộ, có số lượng và cơ cấu hợp lý,

có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ chính trị ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

1.2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 27 - 31)