Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 83 - 86)

Thực tế ở huyện Thạch Hà lâu nay vẫn cịn tình trạng nhiều cấp ủy địa phương chưa thực sự coi trọng, không chủ động trong việc phát hiện tạo

hoặc làm một cách qua loa, hình thức, chất lượng thấp, quy hoạch một đàng, đào tạo, sử dụng một nẻo, quy hoạch không gắn với đào tạo, luân chuyển cán

bộ… Quy hoạch cán bộ không gắn với đào tạo và luân chuyển, cán bộ kế cận trong quy hoạch không được tạo điều kiện để học tập, phấn đấu tự rèn luyện qua hoạt động thực tiễn, thậm chí cịn nhiều trường hợp bị gièm pha, kèn cựa, cơ lập, vơ hiệu hóa, nguồn dự bị cán bộ lãnh đạo và quản lý thiếu phong phú, chất lượng chưa cao, dẫn tới bị động, lúng túng về cơng tác nhân sự.

Để từng bước chuẩn hóa, trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo mục tiêu và yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở

huyện Thạch Hà, trong công tác quy hoạch cán bộ cần chú trọng thực hiện các nội dung sau:

Một là, rà soát, đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã: Căn cứ vào tiêu chuẩn

chức danh đã xác định, yêu cầu của tình hình thực tế của đội ngũ và từng

CBCC, tiến hành rà soát, đánh giá từng cán bộ, cơng chức về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ được đào tạo, năng lực quản lý điều hành, tín

nhiệm, sức khỏe, độ tuổi... Sau đó phân loại: những CBCC tiếp tục tham gia

cương vị cũ, cơng chức cần bố trí lại (hoặc bố trí cương vị cao hơn, hoặc phải chuyển công tác khác cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng CBCC).

Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần đặc biệt chú ý bảo đảm thực

hiện một cách dân chủ, công khai, tạo điều kiện tốt nhất để các tập thể, cá

nhân trong cơ quan, đơn vị, kể cả cấp ủy nơi CBCC được quyền tham gia ý kiến, thảo luận, giới thiệu đối với các chức danh cán bộ được quy hoạch.

Hai là, xây dựng phương án quy hoạch: Sau khi rà soát, đánh giá thực

trạng đội ngũ CBCC cần tiến hành lựa chọn, giới thiệu người kế cận cho từng chức danh cơng chức. Trên cơ sở đó cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nguồn trong thời gian tới như thế nào (cả về số lượng, chuyên ngành đào

tạo, trình độ đào tạo). Nếu thiếu nguồn thì phải có biện pháp tạo nguồn sớm: phát hiện bồi dưỡng con em trong xã khi đang ngồi trên ghế nhà trường, trong quân đội, trong các mơi trường cơng tác khác. Nếu khó khăn thì phải báo cáo

xin tăng cường cán bộ từ cấp trên về. Đồng thời cần quan tâm bồi dưỡng

những công chức chuyên mơn cịn trẻ, có trình độ đại học, đặc biệt những

sinh viên khá giỏi tình nguyện về cơng tác lâu dài ở cơ sở, cán bộ nữ, con em gia đình có cơng với cách mạng...

Ba là, phê duyệt quy hoạch và công bố quy hoạch và tổ chức thực hiện:

Phương án quy hoạch đội ngũ CBCC cấp xã sau khi xây dựng cần phải được tập thể Ban Thường vụ Đảng uỷ thông qua và cấp uỷ cấp trên xét duyệt,

chuẩn y và công bố tới các cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ và những CBCC trong diện quy hoạch biết để phối hợp thực hiện. Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách quy hoạch được dùng làm căn cứ xây

dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, ln chuyển, thực hiện chính sách đối với cơng chức.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, tổng kết nâng cao chất lượng công tác

quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp xã. Quy hoạch cán bộ không phải chỉ làm một lần là xong. Tình hình cán bộ ln luôn biến động do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, do yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn của từng chức danh được

đảm nhận nên công tác quy hoạch phải thường xuyên được kiểm tra, rà soát,

theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Sau khi được cấp trên phê

duyệt quy hoạch, cần thực hiện ngay các bước tiếp theo và hai năm một lần, các đơn vị, địa phương phải tiến hành xem xét lại để điều chỉnh, bổ sung. Đồng thời hàng năm có đánh giá, nhận xét và có thể điều chỉnh cục bộ. Mọi điều chỉnh, bổ sung phải thực hiện theo đúng quy trình xây dựng quy hoạch

nêu trên và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Để đảm bảo quy hoạch có tính khả thi cần phải chú trọng đến việc xây

dựng các quy định, cơ chế quản lý quy hoạch, đồng thời tăng cường chỉ đạo,

hướng dẫn, kiểm tra công tác quy hoạch, với các nội dung cụ thể sau:

Xác định rõ tính pháp lý của quy hoạch, giá trị của quy hoạch, theo đó, việc xem xét cử đi học, đề bạt, bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ… phải

Cấp ủy, cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ. Khắc phục tình trạng

đơn giản, chủ quan, tùy tiện, qua loa trong công tác quy hoạch cán bộ. Cán bộ

chủ chốt, nhất là người đứng đầu, phải có trách nhiệm trong việc phát hiện,

dìu dắt, bồi dưỡng người thay vị trí của mình khi khơng đảm nhiệm vị trí đó

nữa. Gắn việc xem xét, phân loại Đảng bộ, chính quyền cấp xã, cán bộ chủ

chốt cấp xã với kết quả và chất lượng quy hoạch cán bộ của đơn vị đó.

Việc kiểm tra thực hiện quy hoạch của chính quyền cấp xã cần cụ thể;

đối với những đơn vị tiến hành khơng đạt cần chỉ đạo kiên quyết và có biện

pháp để đảm bảo thực hiện.

Chú ý rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, tập

huấn nghiệp vụ cho cán bộ các cấp thực hiện công tác quy hoạch một cách khoa học, cụ thể, thiết thực.

Đồng thời, quy định các chế độ học tập, nghiên cứu, tập sự bằng các

hình thức thích hợp, cung cấp tài liệu cho cán bộ thuộc diện quy hoạch. Yêu cầu cán bộ thuộc nguồn quy hoạch có báo cáo kết quả nghiên cứu, cơng tác

định kỳ hoặc tham gia tập sự công tác tại cấp xã theo hướng quy hoạch.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch CBCC, đặc biệt quan tâm tạo

nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ trẻ được đào tạo, đã qua công tác thực tiễn ở cơ sở có triển vọng phát triển, cán bộ nữ. Việc quy hoạch cán bộ phải đồng bộ, khoa học, dân chủ, công khai, thực hiện “động” và “mở”;

một chức danh được quy hoạch cho nhiều cán bộ, nhưng một cán bộ chỉ nên quy hoạch từ 3 đến 4 chức danh; Hàng năm rà soát lại quy hoạch cán bộ đã

xây dựng, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nhân tố mới. Quy hoạch phải đảm bảo để đội ngũ cán bộ có tính kế thừa, liên tục và phát triển, đảm bảo cơ

cấu hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 83 - 86)