Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 86 - 90)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã có vai trò đặc biệt quan

trọng đối với nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện. Nhận

đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi cao.

Trong thời gian tới, Huyện Thạch Hà cần đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng

đội ngũ CBCC cấp xã theo hướng sau:

Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng

năm và 5 năm cho từng chuyên môn và loại trình độ CBCC xã một cách khoa học trên nguyên tắc xuất phát từ yêu đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC; căn cứ phương án quy hoạch

đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn của từng chức danh đã quy định để xác định đúng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo, bồi

dưỡng cái gì? Đào tạo ở trình độ nào? Đào tạo, bồi dưỡng ở đâu? Tuân thủ

nghiêm túc quy trình lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở phát huy tính tích cực và hiệu quả từ cơ sở: Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động xây dựng kế hoạch (sau khi đã có sự thống nhất giữa Ủy ban nhân dân với Ban Thường vụ

Đảng uỷ), trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định; Ủy ban nhân dân cấp

huyện tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC các xã, thị trấn thuộc

phạm vi quản lý trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Trên cơ sở đó các ngành chun mơn cấp huyện căn cứ thực hiện.

Thứ hai, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ

CBCC xã một cách hợp lý và mang tính khoa học cho từng chức danh theo tiêu chuẩn đã được quy định. Trên nguyên tắc: chương trình phải có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, không nặng về lý luận chung chung mà cần tăng thời lượng về truyền thụ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; Nội dung

đào tạo phải cơ bản, thiết thực và phù hợp với từng loại chức danh công chức,

cơ sở.

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thường xuyên

rà soát để loại bỏ những nội dung lạc hậu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải luôn tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, bám sát vào sự vận động, phát triển của cuộc sống. Phương châm đặt ra cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là những gì ở cơ sở cần thì CBCC phải đi học.

Đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường là hình thức đào tạo, bồi dưỡng cơ

bản, tồn diện và có hệ thống. Ở đây, CBCC mới có đủ tài liệu, phương tiện và đội ngũ giảng viên giúp họ nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ. Đồng

thời, thơng qua kiến thức tiếp thu tại nhà trường, người học mới có điều kiện

đánh giá, kiểm tra lại hoạt động, tư tưởng, quan điểm của mình và có cơ hội

học tập lẫn nhau.

Do đặc điểm công việc của CBCC cấp xã là giải quyết những công

việc rất cụ thể, nên trong đào tạo, bồi dưỡng phải chú trọng đến kỹ năng

thực hành, kỹ năng tác nghiệp, đặc biệt là các phương án trong xử lý tình

huống cụ thể ln diễn ra sinh động ở địa phương. Bảo đảm mỗi CBCC phải năm chắc chuyên môn, lĩnh vực công tác.

Phải chú trọng hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật tác nghiệp hành chính, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cho CBCC cấp xã, nhằm tăng khả năng tổng hợp, phân tích đối với các tình huống quản lý ở cơ sở.

Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần có sự động viên, khuyến khích kịp thời CBCC cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Cần phải phát huy tối đa yếu tố tự học tập, rèn luyện của CBCC khi người CBCC có ý thức và xác định học tập là một nhu cầu tự thân thì đào tạo, bồi dưỡng sẽ mang lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất

lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Thạch Hà hiện nay.

Thứ ba, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng “lấy

người học làm trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa lý luận và thực tiễn,

giữa việc học ở trường với việc tự học tập, nghiên cứu, phát huy tính chủ động, tích cực của người học nhằm phát triển trình độ, năng lực và kỹ năng

theo hướng chuyên nghiệp hoá đảm bảo thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Đổi mới phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác đào tạo, chú ý đào tạo cán bộ theo quy hoạch một cách tồn diện cả phẩm chất chính trị, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, phù hợp với yêu cầu

sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên sâu,

ưu tiên đào tạo đại học.

Thứ tư, đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng: đối với cán bộ trẻ quy

hoạch để sử dụng lâu dài thì cho đi đào tạo tập trung ở các trường chính quy của tỉnh và Trung ương. Đối các cán bộ đương chức cho đi đào tạo với hình thức tại chức, hoặc bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương. Kết hợp nhiều nhiều

hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng khác như tổ chức các cuộc tập huấn, hội thi, hội diễn nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn luyện các kỹ năng như diễn thuyết, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn quản lý điều hành ở cơ sở... Đồng thời khuyến khích phong

trào tự học, tự nâng cao trình độ của cán bộ bằng nhiều hình thức.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, bên cạnh việc đào

tạo bồi dưỡng do tổ chức thực hiện, bản thân công chức phải không ngừng tự học tập nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực.

Thứ năm, tập trung ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức sau: quản

lý nhà nước; lý luận chính trị; trình độ chun mơn các chức danh còn yếu; tin học và các kỹ năng khác, theo hướng:

Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính

nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đang giữ các chức vụ qua bầu cử hay các chức danh chun mơn cịn trong độ tuổi quy hoạch (dưới 50 tuổi) đủ tiêu chuẩn về văn hóa, nhưng thiếu những kiến thức nêu trên.

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho những người giữ chức vụ qua bầu cử, các chức danh chuyên môn gần đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nhưng thiếu tiêu chuẩn chuyên môn.

Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho

những người được dự kiến phương án kiêm nhiệm theo hình thức đi học tập

trung hoặc vừa học vừa làm.

Việc đào tạo, bồi dưỡng các chức danh chuyên môn ở cấp xã cần tập

trung trước hết vào những người chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đang phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 86 - 90)