Nhóm giải pháp về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 95 - 99)

cơng chức cấp xã

Có thể nói, chính sách đối với CBCC có ý nghĩa rất to lớn, nhất là đối

với đội ngũ CBCC cấp xã. Nếu chính sách khơng phù hợp, không đồng bộ dễ dẫn đến nhiều tiêu cực, thiếu động lực để CBCC cơ sở hăng hái làm việc, tạo tâm lý không ổn định, làm việc cầm chừng, muốn chuyển đi nơi khác có chế độ tốt hơn. Đó là chưa nói đến những trường hợp chế độ không đáp ứng đủ

Nhà nước và cơng dân, làm mất uy tín của Đảng và chính quyền. Vì vậy, hồn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBCC cấp xã hiện nay là cấp thiết,

vừa góp phần khắc phục lối sống thực dụng, vừa động viên sự nhiệt tình hăng hái, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ CBCC cấp xã, đồng thời

cũng là thực hiện công bằng xã hội.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày

22/10/2009 “Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,

cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động khơng chun

trách ở cấp xã”. Trong đó, ngồi các quy định về chức vụ, chức danh, số lượng

cán bộ, công chức cấp xã, Nghị định 92 quy định cụ thể các chế độ chính sách như: chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chế

độ đào tạo, bồi dưỡng.

Để hồn thiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã tại huyện Thạch

Hà cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, phải cải tiến chế độ tiền lương: Luật cán bộ, công chức năm

2008 và các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tiền lương mới đã mở ra một bước ngoặt quan trọng, CBCC cơ sở đã được hưởng chế độ tiền lương

như cán bộ, công chức cấp trên. Tuy vậy, chế độ về tiền lương của cơng chức cấp xã vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm giải quyết. Đó là, mối quan hệ tiền lương giữa các chức danh công

chức xã và khi công chức xã được điều động hoặc bổ nhiệm làm các chức

danh chuyên trách; giữa các loại hình và quy mơ đơn vị hành chính...

Vì vậy, cần sửa đổi, điều chỉnh sự bất hợp lý về tiền lương giữa các

chức danh công chức và các chức danh cán bộ chuyên trách theo hướng: cán bộ chuyên trách cũng được hưởng lương theo bằng cấp và ngạch bậc như các chức danh công chức, kèm theo chế độ phụ cấp chức vụ phù hợp với chức

trách được giao.

Mặt khác quy định chế độ phụ cấp tiền lương cho cơng chức cấp xã theo tính chất, quy mơ của từng loại hình đơn vị hành chính. Theo quy định hiện

loại hình và quy mơ đơn vị hành chính khác nhau. Giữa các xã, về chức năng, nhiệm vụ có những điểm giống nhau, song cũng có những đặc điểm, tính chất khác nhau. Giữa các đơn vị hành chính cấp xã cũng có sự khác nhau về điều

kiện tự nhiên, xã hội, về quy mơ diện tích, dân số dẫn đến khối lượng và độ

phức tạp trong quản lý điều hành khác nhau. Do vậy, chế độ phụ cấp cho đội

ngũ cơng chức xã cũng địi hỏi phải tính đến các đặc điểm, tính chất, cũng như về quy mơ giữa các đơn vị hành chính để đảm bảo cơng bằng, hợp lý.

Thứ hai, tăng cường đầu tư đảm bảo cho các xã có trụ sở làm việc đàng hoàng, tiến tới đầu tư đồng bộ các trang thiết bị và phương tiện làm

việc theo hướng tin học hố, hiện đại hố; có cơ chế đầu tư, hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các xã khó khăn.

Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, kỹ thuật như đường điện, đường giao thơng, trạm xá, trường học, nhà văn hố bưu điện, tủ sách pháp

luật tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân học tập, đi lại, khám chữa bệnh và sinh hoạt thuận lợi. Đây là những điều kiện cần thiết để mở mang giao lưu

văn hố, học tập nâng cao dân trí và trình độ về mọi mặt cho đội ngũ công

chức xã. Đồng thời cũng tạo được môi trường thuận lợi cho đội ngũ công

chức công tác, phát huy tối đa năng lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành và phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

Thứ ba, cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính, ngân sách ở cấp

xã: Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng việc thực hiện cơ chế khoán thu - chi ngân sách và trao quyền tự chủ tài chính cho cấp xã theo hướng:

Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thu, chi ngân

sách và quản lý tài chính, để hồn thành tốt chức năng nhiệm vụ của cấp xã. Tạo động lực để phát triển nguồn thu trên địa bàn, thúc đẩy sự phát

triển kinh tế, xã hội dựa trên thế mạnh các địa phương; có cơ chế riêng để điều tiết nguồn thu ngân sách trên địa bàn và cân đối ngân sách Nhà nước đảm bảo cho bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động ổn định.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý thu - chi ngân sách ở cấp xã.

Đảm bảo chi trả kịp thời các chế độ theo quy định cho cán bộ cấp xã.

Phát huy quyền chủ động trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ xã

phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của xã; tinh giản đội ngũ cán bộ,

nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã. Nâng cao thu nhập của cơng chức xã trên cơ sở bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ xã phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của xã, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các khoản kinh phí được khốn.

Thứ tư, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút cán bộ

nguồn nhân lực chất lượng cao:

Hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản

liên quan đến việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy về làm

công chức dự bị tại các xã. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn

còn bộ lộ một số hạn chế như: Một số địa phương chưa tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chính sách, nhất là trong cơng tác tuyên truyền

về ý nghĩa, mục đích; việc bố trí, sắp xếp và giao việc cho công chức dự bị còn lúng túng; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của một số xã còn quá thiếu thốn, khiến các sinh viên vừa tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn để áp dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn công việc của địa phương; một số lãnh đạo

cấp xã chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng đội

ngũ cán bộ trẻ có trình độ đại học đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ cấp xã, cịn có tư tưởng để giành vị trí, chức danh cơng chức

cịn thiếu ở địa phương để chờ tuyển dụng con em mình.

Với những quy định mới về chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã

và mức lương tối thiểu thì việc quy định hỗ trợ cụ thể về một số chính sách hỗ trợ còn chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích CBCC cấp xã đi học.

Hơn nữa, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hạn hẹp nên CBCC đi học tập nâng

cao trình độ chỉ được Tỉnh hỗ trợ một phần, chủ yếu vẫn là bản thân CBCC tự vận động và có sự hỗ trợ chi trả của cơ quan chủ quản.

Để có thể thu hút nhân tài, người trẻ tuổi, cán bộ nữ về công tác tại các

xã, thúc đẩy CBCC cấp xã đi học nâng cao trình độ, tỉnh và huyện cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả một số chính sách, chế độ như: chính sách bố trí, sử dụng cán bộ nữ; Chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài; Chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng; Chính sách thu hút, bố trí sử dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học hệ chính quy về cơng tác tại cơ sở để tạo nguồn… Có như vậy mới thu hút được cán bộ có năng lực, có

trình độ và mới thúc đẩy họ tích cực học tập nâng cao trình độ, phục vụ cơng tác cho địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 95 - 99)