Nhóm giải pháp về luân chuyển, tăng cường cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 93 - 95)

cấp xã

Luân chuyển, tăng cường CBCC là nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn, là quá trình bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong lãnh đạo, quản lý, điều phối cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa

phương, tăng cường cán bộ cho những vùng, những lĩnh vực đang có khó

khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ cán bộ. Đồng thời góp phần giúp cơ sở củng cố và xây dựng hệ thống chính

trị vững mạnh.

Thực hiện việc luân chuyển công chức cấp xã theo hình thức luân chuyển giữa các xã, thị trấn trong nội huyện để vừa góp phần giúp cơ sở xây dựng, củng cố bộ máy, vừa là một trong những giải pháp để cán bộ nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn vì mỗi địa phương sẽ có những đặc thù riêng. Đồng thời đây cũng là "chính sách" đối với cán bộ, bởi việc luân chuyển cán

bộ từ xã khó khăn hơn ra vùng thuận tiện hơn trong cùng một huyện thực tế

đã trở thành chính sách đối với cán bộ và ngược lại việc luân chuyển cán bộ

từ vùng thuận lợi hơn, đến vùng khó khăn là "nhiệm vụ" đối với mọi cán bộ. Nên có cơ chế luân chuyển định kỳ 3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam là

công chức.

Trong quá trình tổ chức thực hiện việc luân chuyển, tăng cường cán bộ cho cơ sở cần chú ý đảm bảo: luân chuyển phải thực chất, đúng người

và vì yêu cầu công tác.

Để công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ được thực chất, đúng

người và vì u cầu cơng tác rất cần có một bộ phận phụ trách theo dõi, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện công tác này; cấp ủy cần có quy

hoạch, kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đồng thời phải kịp thời chấn chỉnh tình trạng CBCC được tăng cường, luân chuyển làm việc cầm chừng với trạng thái “thực hiện nghĩa vụ” chờ hết hạn luân chuyển, tăng cường để thăng tiến, thay

đổi vị trí cơng tác khác tốt hơn, làm mất đi ý nghĩa tích cực của việc luân

chuyển, tăng cường cán bộ cho cơ sở.

Ngồi ra trong q trình ln chuyển, tăng cường cán bộ cần chú ý tránh để nảy sinh tình trạng tiêu cực do trường hợp cán bộ luân chuyển,

tăng cường bị cán bộ lãnh đạo cấp trên thành kiến, trù dập, bị cán bộ ở cơ

sở bao vây, không ủng hộ, chống phá.

Tăng cường CBCC là nhằm điều phối cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, tăng cường cán bộ cho những vùng, những lĩnh vực đang có

khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ cán bộ. Thực hiện việc tăng cường CBCC theo hình thức điều động cán bộ cấp huyện xuống các xã, thị trấn.

Để làm tốt giải pháp này cần phải lưu ý:

Cấp tỉnh cần có cơ chế quy định về việc tăng cường cán bộ chuyên

trách ở xã này cho xã khác theo hướng mở rộng thẩm quyền cho cấp huyện

trong các khâu từ điều động cán bộ đến giải quyết chế độ chính sách cho các

Cấp huyện cần xây dựng kế hoạch luân chuyển một cách khoa học chủ

động, phải có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Chuẩn bị tốt địa bàn nơi cán bộ luân chuyển đến tránh tình trạng cán bộ

được điều động, luân chuyển đến bị cơ lập, bị tách biệt, ngược lại cũng tránh

tình trạng tranh thủ, lợi dụng vị trí được luân chuyển để trục lợi cá nhân. Làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi và đánh giá công tác điều động,

luân chuyển: Định kỳ thực hiện sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp hữu hiệu cho công tác điều động, luân chuyển cán bộ.

Nhiều biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ như cục bộ, địa phương, lôi bè, kéo cánh, chạy quyền, chạy chức, chạy tội chưa được khắc phục, khiến cán bộ và nhân dân bất bình. Do vậy, cùng với việc bố trí, sử dụng CBCC cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Thơng qua đó, một mặt giúp cán bộ, công chức sửa chữa thiếu sót, giúp họ có thêm kinh nghiệm tạo niềm tin và lòng tự trọng của bản thân để hăng hái hồn thành

cơng việc; mặt khác, loại bỏ được những CBCC đã suy thoái nghiêm trọng,

không đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Để làm tốt

vấn đề này phải thực hiện tốt chế độ kiểm tra cán bộ và công tác cán bộ, nhằm

đánh giá đúng, kịp thời nêu gương những cán bộ và tổ chức làm tốt công tác

cán bộ. Mặt khác, thông qua kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những lệch lạc, sai phạm của cán bộ và công tác cán bộ để kịp thời xử lý vi phạm. Phải đánh giá chính xác chất lượng cán bộ trước và sau khi thực hiện kế hoạch

luân chuyển, điều động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 93 - 95)