Nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự đào tạo của từng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 100 - 104)

Chính phủ và các địa phương quan tâm ban hành, tuy nhiên chất lượng tổ

chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, còn chồng chéo. Trong thời gian tới, để

nâng cao chất lượng CBCC xã, việc quản lý CBCC cần được sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện theo hướng: Phân định rõ thẩm quyền của các cấp, các ngành trong việc quản lý đội ngũ công chức xã, thực tiễn cho thấy công tác quản lý công chức xã từ việc quy hoạch, đào tạo cho đến việc xem xét đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, bố trí sử dụng cịn nhiều tùy tiện và thiếu thống nhất. Điều

này có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý nói chung và việc nâng cao

chất lượng CBCC xã nói riêng.

3.3.8 Nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự đào tạo của từng cán bộ, công chức chức

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện

Thạch Hà, bên cạnh các giải pháp thuộc cơ chế, chính sách, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị còn đòi hỏi mỗi CBCC cấp xã phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng, tự đào tạo, đặc biệt tự đào tạo qua mơi trường thực

tiễn.

Trước mắt, địi hỏi mỗi CBCC phải tích cực hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc phê bình và tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng

Các giải pháp trên đây được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu thực

trạng sinh động về đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Thạch Hà trong thời gian

qua. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại. Vì

vậy, trong thời gian tới thiết nghĩ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

* * *

Những phương hướng cơ bản và những nhóm giải pháp chủ yếu vừa nêu trên là kết quả bước đầu của cơng trình nghiên cứu mà học viên đề xuất với mong muốn trong thời gian tới ở huyện Thạch Hà sẽ tạo ra bước chuyển biến thật sự trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện. Tuy nhiên, ở mỗi địa

phương, cơ sở việc vận dụng các giải pháp đòi hỏi rất lớn sự năng động,

KẾT LUẬN

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là vấn đề đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng với

công cuộc cải cách hành chính Nhà nước đã và đang tác động đến các lĩnh

vực của đời sống xã hội trên mọi địa bàn của huyện Thạch Hà.

Để đáp ứng yêu cầu, địi hỏi của các q trình ấy huyện phải tập trung

xây dựng cho được đội ngũ CBCC cấp xã: đủ về số lượng, bảo đảm về chất

lượng và có cơ cấu phù hợp.

Nhu cầu thực tiễn đã và đang đặt ra cho toàn bộ hệ thống chính trị ở huyện Thạch Hà - phải nêu cao trách nhiệm, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình đối với việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, nêu cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.

Trong thời gian qua, nhận thức đúng đắn vai trị quan trọng của cơng

tác cán bộ và vị trí nền tảng của cấp cơ sở, Huyện uỷ Thạch Hà đã quan tâm lãnh đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán CBCC của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đội ngũ CBCC cấp cơ sở, huyện Thạch Hà được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn đã từng bước trưởng thành, khẳng định rõ là lực lượng nòng cốt lãnh đạo, dẫn dắt các phong trào của quần chúng nhân dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nơng thơn mới; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Tuy

nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của cấp cơ sở ở một huyện có nhiều biến động về địa giới hành chính lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của

thiên tai, dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở huyện Thạch Hà cịn bộc lộ nhiều bất cập.

Căn cứ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ; qua điều tra khảo sát thực tế ở các xã, thị trấn thuộc huyện Thạch Hà, luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng những ưu điểm, những khuyết điểm và hạn chế của đội ngũ CBCB cấp xã cũng như những thành tựu và hạn

chế trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC của Hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn của huyện; chỉ ra nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu để xây dựng đội ngũ này ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu mới đang

đặt ra.

Để xây dựng được đội ngũ CBCC của Hệ thống chính trị cấp xã ở

huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu nêu trên, luận văn đã đề xuất các phương

hướng cơ bản và các nhóm giải pháp chủ yếu. Việc vận dụng các giải pháp

đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của các địa phương cơ sở.

Mặc dù rất tâm đắc với đề tài, với tư cách là một cán bộ trẻ hoạt động trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến xây dựng đội ngũ CBCC ở huyện, học

viên tự thấy: đây là một công việc không mấy dễ dàng. Kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu, chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Rất mong được sự chỉ dẫn thêm của thầy, cô giáo, các vị lãnh đạo ở huyện, ở tỉnh để tác giả luận văn tiếp tục hoàn thiện cơng trình và giúp ích trực tiếp cho q

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 100 - 104)