NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH HÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 42)

CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH HÀ - KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG

YÊU CẦU ĐẶT RA

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI

NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH HÀ

NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH HÀ

Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CBCC

cấp xã. Vì vậy, để đánh giá thực trạng chất lượng và việc yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra cần thiết phải nghiên cứu khái quát về điều kiện đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thạch Hà.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh,

trên tọa độ 18,10,’03 đến 18,29’ độ vĩ bắc, và 105,38’đến 106,02’ độ kinh đơng, phía tây bắc giáp huyện Can Lộc, phía bắc giáp huyện Lộc Hà nam giáp

huyện Cẩm Xuyên, tây giáp huyện Hương Khê, đông giáp biển Đơng.

Địa hình huyện Thạch Hà có xu hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đơng,

bị chia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sơng Cày nên hình thành ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển. Vùng đồi núi bán sơn địa nằm ở phía Tây của huyện, gồm các xã:

Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Thạch Điền. Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện gồm phần lớn các xã trong huyện, địa hình cũng thấp dần theo

hướng Tây Nam - Đông Bắc, độ cao trung bình 1- 5m so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhô lên giữa vùng đồng

bằng. Vùng ven biển bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải và Thạch Bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện thạch hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay (Trang 42)