Sự thay đổi cỏc nghi lễ thờ cỳng, lễ hội, khụng gian tõm linh trong tớn ngưỡng dõn gian theo Phật giỏo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) (Trang 94 - 100)

trong tớn ngưỡng dõn gian theo Phật giỏo

Cũng như cỏc dõn tộc khỏc, trong thời đại dó man và giai đoạn đầu của thời đại văn minh, người Việt cũng cú cỏc hỡnh thỏi tớn ngưỡng tụn giỏo nguyờn thủy như Tụ tem giỏo, Bỏi vật giỏo, Ma thuật giỏo, Vật linh giỏo, Sa- man giỏo… Nhưng điều khỏc biệt cơ bản ở đõy là cỏc hỡnh thỏi tớn ngưỡng tụn giỏo nguyờn thủy đú đan xen thẩm thấu lẫn nhau dường như khụng thể phõn tỏch trong mỗi cộng đồng làng xó, trong mặt cắt ngang của đồng đại và trong diễn trỡnh lõu dài của lịch đại, được tiếp - biến một cỏch nhuần nhuyễn với cỏc hệ tư tưởng tụn giỏo lớn từ bờn ngoài đưa vào. Người Việt nguyờn thủy tin tưởng là cú thần linh ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài sõn, ngoài vườn, bờ ruộng, trờn ngọn cõy, gốc cõy, dưới lũng sụng, con suối… nờn thờ phụng và tin tưởng tất cả cỏc sức mạnh này. Đặc biệt, người Việt cú ý thức sõu sắc về tớn ngưỡng thờ cỳng tổ tiờn: từ tớn ngưỡng Tụ-tem, Bỏi vật, tin và thờ vị tổ của thị tộc (cú thể là con thỳ, cỏi cõy, hũn đỏ… được nhõn cỏch húa thành đối tượng được tớn ngưỡng và thờ phung, theo thời gian, qua quỏ trỡnh tiếp biến với cỏc tụn giỏo như Đạo giỏo, Nho giỏo và Phật giỏo đó dần được lý luận húa và chuẩn tắc húa thành tớn ngưỡng thờ cỳng tổ tiờn. Với người Việt, tổ tiờn ở đõy cú nghĩa rất rộng, cú thể là tổ tiờn của làng (người cú cụng lập làng, bảo vệ làng…), tổ tiờn của cả nước (Quốc tổ), tổ của gia đỡnh dũng họ, tổ nghề…

Khi Phật giỏo vào Việt Nam, cỏc nghi lễ thờ cỳng của tớn ngưỡng dõn gian dần được kết hợp vào cỏc nghi lễ của Phật giỏo trong cỏc ngụi chựa; dần dà, việc tiến hành cỏc nghi lễ dõn gian tại chựa đó trở thành nột đẹp văn húa trong đời sống tinh thần thường nhật của cư dõn. Từ thành thị đến nụng thụn, cứ đến cỏc ngày súc, vọng, người dõn lại cựng nhau lờn chựa lễ Phật và thực

hành cỏc nghi lễ dõn gian tại chựa. Cỏc ngày lễ tết trong năm, dự tại tất cả cỏc gia đỡnh đều đó cỳng lễ nhưng vẫn khụng thể khụng đến chựa lễ Phật. Hỗn dung với tớn ngưỡng dõn gian nờn chựa khụng chỉ là nơi tiến hành cỏc nghi lễ của đạo Phật mà cũn thực hiện cỏc nghi lễ của tớn ngưỡng như: lễ cầu an, giải hạn, lễ vào hố, ra hố, lễ xỏ tội vong nhõn, lễ Thượng nguyờn, lễ bỏn khoỏn, lễ trừ tà ma… hoặc lễ trừ ụn dịch, sõu bọ phỏ hoại mựa màng. Khi hạn hỏn kộo dài, chựa cũn là nơi làm lễ đảo vũ, để dõn cú nước cấy cày, cỏ cõy tươi tốt. Những dịp tế lễ quan trọng của tớn ngưỡng dõn gian như cầu mưa, cầu nước, thậm chớ cả cầu tạnh hàng năm đều được tổ chức trang trọng với khụng khớ linh thiờng tại cỏc ngụi chựa tiờu biểu như chựa Bối Khờ (Hà Tõy), chựa Dõu (Bắc Ninh) hay chựa Keo (Thỏi Bỡnh, Nam Định) và nhiều ngụi chựa kỏc ở kinh thành Thăng Long…

Ảnh hưởng của Phật giỏo đến tớn ngưỡng dõn gian Việt Nam cũn thể hiện rừ nột qua cỏc lễ hội. Cú thể núi, chưa cú tụn giỏo nào cú ảnh hưởng lớn đến cỏc lễ hội ở Việt Nam như Phật giỏo. Nghi lễ và lễ hội Phật giỏo gắn bú và hoà quyện với quần chỳng, trở thành lễ hội dõn gian mang tớnh đại đồng. Đi hành hương, chiờm bỏi thỏnh tớch, tham gia vào cỏc lễ hội đó trở thành nhu cầu khụng thể thiếu của người dõn Việt Nam. Tham gia cỏc hoạt động này con người dường như được tạm thoỏt khỏi những lo toan, vất vả của cuộc sống thường nhật, được trở về với thiờn nhiờn và với cội nguồn tõm linh. Lễ hội và nhiều sinh hoạt nghi lễ, trũ chơi dõn gian... của tớn ngưỡng dõn gian đó trở thành sinh hoạt văn hoỏ và mún ăn tinh thần khụng thể thiếu của người Việt Nam xưa và nay.

Trong nhiều ngụi chựa đó hỡnh thành nờn những khụng gian văn hoỏ truyền thống điển hỡnh, nơi diễn ra những sinh hoạt, văn hoỏ Phật giỏo, cỏc nghi thức tụn giỏo như: Lễ Vu lan, lễ Phật đản, lập đàn tràng giải oan, lễ mụng sơn, lễ giải oan bạt độ, chạy đàn cầu mưa, cầu an giải hạn, tụng kinh

niệm Phật hàng ngày.v..v.. Ngoài phần nghi lễ Phật giỏo, trong lễ hội cũn cú sự kết hợp nhiều hỡnh thức văn hoỏ nghệ thuật độc đỏo khỏc như nghệ thuật sõn khấu (điển hỡnh nhất là chốo) gắn với cỏc Phật thoại, cỏc vị Bồ tỏt, cỏc vị Tổ của Phật giỏo Việt Nam hay cỏc tớch truyện giàu tớnh nhõn văn, khuyến thiện, trừng ỏc.v.v.. tạo nờn những hỡnh thức sinh hoạt văn hoỏ tinh thần rất phong phỳ. Chớnh nhờ sự kết hợp giữa lý trớ và tỡnh cảm, giữa trớ tuệ và cảm xỳc, nhờ những hỡnh tượng nghệ thuật vừa khỏi quỏt vừa mang tớnh biểu trưng mà khụng gian văn hoỏ trong chựa Phật luụn cú tỏc dụng giỏo dục to lớn trong nhận thức và tỡnh cảm của cỏc Phật tử đến chựa.

Trong tớn ngưỡng dõn gian, đời sống tõm linh của những người theo tớn ngưỡng cú vai trũ rất quan trọng, nú là yếu tố thiờng, liờn quan đến niềm tin, sự sựng tớn và khụng gian thờ tự. Sự du nhập của Phật giỏo vào Việt nam cũng đó cú những ảnh hưởng sõu sắc, làm biến đổi khụng gian và nhiều quan niệm của người Việt ớt nhiều theo những chuẩn mực, giỏo lý Phật giỏo.

Là một tụn giỏo, những ảnh hưởng của Phật giỏo đến hệ thống tớn ngưỡng ở Việt Nam trước hết là ảnh hưởng từ việc truyền bỏ những nội dung giỏo lý của mỡnh thụng qua cỏc quan niệm về thế giới, về con người. Cú thể khẳng định nhiều lĩnh vực trong đời sống tinh thần và tõm linh người Việt Nam thể hiện sõu sắc sự ảnh hưởng của giỏo lý Phật giỏo. Giỏo lý Phật giỏo cú nhiều điểm gần gũi với tõm tư, tỡnh cảm người Việt Nam và mang những ý nghĩa nhõn văn sõu sắc, cú giỏ trị trong đời sống xó hội. Trước hết, đú là việc luụn hướng con người vươn tới những giỏ trị tốt đẹp, lương thiện, diệt trừ mờ lầm, tà kiến, những ham muốn trỏi đạo lý và cố chấp để tự hoàn thiện bản thõn mỡnh trong quan hệ với mọi người và xó hội.

Phật giỏo luụn đề cao tinh thần nhõn ỏi, vị tha, khuyờn con người sống phải cú lũng từ - bi - hỉ - xả, luụn vị tha, sẵn sàng giỳp đỡ, hy sinh để đem niềm vui đến cho người khỏc. Đú là tỡnh thương đó vượt qua được những cỏm

dỗ, bon chen của cuộc sống đời thường. Đú là tỡnh thương khụng vụ lợi, đầy đạo đức và trỏch nhiệm với đồng loại. Nhiều thiền sư Việt Nam khụng những uyờn thõm về Phật phỏp mà cũn am tường về thế học. Họ là những con người đức độ, từ bi, thấm nhuần giỏo lý của đức Phật. Họ luụn tỏ rừ cỏi tõm trong sỏng, luụn làm điều thiện, điều nhõn đức nờn họ đó quy tụ được nhiều người dõn tin theo Phật phỏp. Họ đó thổi vào dõn chỳng một luồng sinh khớ mới, tạo ra đời sống tõm linh hướng thiện và lành mạnh của cỏc Phật tử khi đến chựa. Tam quy, ngũ giới, thập thiện, bỏt quan trai giới, bồ tỏt giới... là những giới luật của Phật giỏo và cũng chớnh là những chuẩn mực hướng con người đến với cỏi thiện, trỏnh xa cỏi ỏc. Chớnh tư tưởng từ - bi - hỉ - xả của Phật giỏo làm trong sỏng thờm đời sống tinh thần, trong đú cú đời sống tõm linh của Phật tử Việt Nam trước ỏp lực của cuộc sống. Những tư tưởng khoan dung, tha thứ, hoà bỡnh, khuyến thiện, ngừa ỏc của Phật giỏo cú những tỏc dụng nhất định trong việc thức tỉnh lương tri con người để hướng tới hoà bỡnh và hạnh phỳc, đem lại sự an lạc cho tõm hồn. Đạo đức mà đức Phật dạy cho chỳng sinh là phải tự lực phấn đấu, là từ bi, vụ ngó, vị tha... Bản chất của đạo đức thể hiện qua hành vi gương mẫu và mụ phạm của con người: “Phật giỏo luụn khuyến khớch chỳng sinh tự mỡnh “tự giỏc” để nờu gương, “giỏc tha” cho người khỏc. Giỳp mọi người đến với chõn lý và nhõn tớnh” [6, tr.16]. Tư tưởng bỏc ỏi, cứu nhõn độ thế, vị tha của Phật giỏo cú tỏc dụng bồi đắp, làm phong phỳ thờm đạo lý nhõn ỏi trong tõm hồn người Việt. Tư tưởng “lục hoà” thể hiện tinh thần đoàn kết, thỏi độ dung hoà của Phật giỏo cũng giỳp cho xó hội luụn mong muốn hướng tới lối sống hài hoà, đoàn kết, vị tha.

Một trong những quan niệm cú nhiều ảnh hưởng đến tớn ngưỡng và tư tưởng người Việt Nam là quan niệm về vụ thường (anitya). Đõy là quan điểm núi về sự vận động, biến đổi phỏt triển khụng ngừng nghỉ của thế giới. Theo Phật giỏo, thế giới là một dũng chuyển động liờn tục. Vạn vật trong vũ trụ đều trải qua bốn thời kỳ sinh- trụ- dị - diệt hay thành - trụ - hoại - khụng. Trong

bốn thời đú, thời kỳ trụ lại hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng một sỏt na (sỏt na là

đơn vị thời gian ngắn nhất), bởi vậy, sự tồn tại chỉ là tạm thời, trong dũng biến dịch đú, sự vật thoắt cú, thoắt khụng, khụng đỏng nương tựa.

Cú hai loại vụ thường: sỏt na vụ thường là sự chuyển biến nhanh, trong thời ngắn, thậm chớ chỉ là một chớp mắt, người ta chưa kịp nhận ra và cảm nhận thỡ nú đó biến mất; nhất kỳ vụ thường là sự chuyển biến trong từng giai đoạn, cú quỏ trỡnh ra đời, biến đổi, phỏt triển và diệt vong theo chu trỡnh thành - trụ- hoại- khụng. Trong sự biến đổi đú, cỏi đó thành hỡnh thực ra đang trong quỏ trỡnh tan ró, cỏi chưa hiện hữu mới là cỏi sẽ đớch thực tồn tại, vỡ thế, thế giới là sắc sắc khụng khụng: “khụng phải khi vạn vật sinh ra mới là sinh, khi vạn vật diệt, mới gọi là diệt, mà từng phỳt, từng giõy, từng sỏt na, sự sống và sự chết liờn tiếp xảy ra” [83, tr.75].

Vỡ thế gian là vụ thường nờn mọi vật đều vụ tự tớnh (khụng cú bản thể riờng, đỳng hơn là chỳng ta khụng thể nắm bắt - phản ỏnh được thực tướng của nú) hay cũn gọi là vụ ngó (Anatman). Trong sự chuyển động liờn tục của thế giới, sự tồn tại của con người chỉ là giả tạm theo triết lý nhõn duyờn, là sự tập hợp của ngũ uẩn. Đủ nhõn duyờn hợp lại thỡ thành, hết nhõn duyờn thỡ tan ró, hư hoại. Vậy sống, chết chẳng qua chỉ là sự hợp tan của ngũ uẩn giống như cỏi nhà là sự giả hợp của tranh, tre, nứa, lỏ, bựn, đất…; cỏi xe là giả hợp của bỏnh, càng, gọng, nan hoa…., tỏch từng bộ phận đú ra thỡ sự vật khụng cũn là nú.

Từ quan niệm về “vụ ngó”, “vụ thường”, Phật giỏo đưa ra quan niệm về cấu tạo thõn thể con người dựa vào thuyết ngũ uẩn. Uẩn nghĩa là sự tụ tập, tớch tập theo từng loại, cựng loại, cựng với tớnh chất giống nhau, nhúm lại một nhúm. Điểm thống nhất của con người và thế giới theo Phật giỏo, thực chất là khụng cú tự ngó. Tất cả chỉ là sự tan hợp của ngũ uẩn. Thế giới là thế giới của duyờn sinh nờn ngũ uẩn đú chớnh là thập nhị nhõn duyờn ở mặt tự thể. Quan

niệm này của Phật giỏo bị chi phối bởi thuyết “duyờn khởi” rất đậm nột. Duyờn khởi (pratityasamutpada) là sự ghộp của hai từ “Pratĩty” nghĩa là “phụ thuộc

vào” và “samutpóda” cú nghĩa là “sự sinh khởi”. Nguyờn lý này cú nghĩa là sự

hiện hữu của tất cả mọi sự vật trong vũ trụ chỉ là kết quả của sự tương tỏc giữa cỏc nguyờn nhõn (nhõn) và điều kiện (duyờn), nú khụng chỉ đỳng đối với từng sự vật mà là nguyờn lý tồn tại chung của toàn bộ thực tại. Nhõn là nguyờn nhõn, là năng lực tiềm ẩn của mọi sự hỡnh thành, biến đổi. Duyờn là những quan hệ, những điều kiện, những tỏc nhõn giỳp cho nhõn phỏt khởi hiện hành. Vỡ thế: “Khi phõn tớch sự vật trong nhận thức bằng cỏch chia chẻ chỳng thành từng yếu tố cấu thành, bạn sẽ hiểu ra được rằng bất cứ sự vật nào cũng đều hỡnh thành với sự phụ thuộc hoàn toàn vào cỏc yếu tố khỏc. Do đú, khụng một sự vật nào cú tự tớnh tồn tại riờng rẽ” [22, tr.44]. Và, chỉ khi thấu hiểu nguyờn lý duyờn khởi mới thấy được Phỏp, với tư cỏch là cỏc sự vật, hiện tượng phong phỳ trong đời sống hiện thực, cỏc dạng tồn tại của thế giới.

Từ quan niệm “Vụ thường” của Phật giỏo, những nhận định về sự biến đổi liờn tục, khụng ngừng nghỉ của thế giới được minh định và trở thành cội nguồn của những nhận thức biện chứng linh hoạt về thế giới. Thấy được cỏi chu trỡnh: sinh- trụ- dị- diệt tất yếu của đời người, con người bỡnh thản đối mặt với cỏi chết, bỏ qua những cỏm dỗ dục vọng đời thường để lành mạnh húa thõn tõm, an nhiờn tự tại trong cuộc sống.

Quan niệm về ngũ uẩn của Phật giỏo khụng chỉ đơn thuần là quan niệm về thõn và tõm của con người, mà vượt lờn trờn cỏch hiểu trực quan đú là những đoỏn định về sự khai mở trong nhận thức những tầng bậc khỏc nhau về vạn phỏp khi thụng qua “sắc” để hiểu về hỡnh tướng, từ đú đến “thụ” và “tưởng” để quỏn chiếu về nú trong nhận thức rồi “hành” và “thức” trong hiện thực.

Triết lý nhập thế của Phật giỏo là sự luận chứng cho quan niệm về sống chết trờn cừi đời, nú quy định thỏi độ sống của con người đó ngộ đạo và đạt tới cừi vụ sinh. Khi đó ngộ đạo, coi cừi tạm của đời người là sự giả hợp vụ thường thỡ sự dấn thõn trong cuộc sống vỡ những điều tốt đẹp, chớnh là hành vi hướng thiện để nhanh chúng chứng ngộ Niết bàn. Cỏc thiền sư thời Lý- Trần đó thể hiện đỳng theo tinh thần đú.

Đối với đụng đảo quần chỳng nhõn dõn, Phật giỏo khụng chỉ là triết lý mà quan trọng hơn là hành vi mang tớnh thiện. Phật giỏo nhập thế được sõu rộng vào đời sống xó hội, đặc biệt là trong tớn ngưỡng dõn gian chớnh là từ giỏ trị thực tiễn của những quan niệm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)