X + từ chỉ vị trí
Ngôn ngữ Văn hoá
4.3.3. Diện mạo về đặc trưng văn hóa vật chất và tinh thần
4.3.3.1.Địa danh phố “Hàng” và không gian phố nghề thủ công truyền thống
Phố Hàng là khu vực, cũng là hệ thống địa danh mang rất nhiều giá trị phản ánh, thể hiện chất đô thị, đồng thời cũng thể hiện tính chất nơng nghiệp trong đô thị, cũng vừa phản ánh sợi dây liên hệ giữa nông thôn và thành thị qua những phố nghề, làng nghề dân gian.
a. Dấu ấn nông nghiệp trong địa danh phố Hàng
Xét về mặt từ vựng, yếu tố thứ hai trong tên gọi phố Hàng đều là những đơn vị từ vựng thuộc lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Đó là những từ gọi tên những đồ đùng thông thường, thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người: Lược, nón, quai, vải, màn, kèn, đẫy, chai, cân, bút, chiếu, chĩnh, dầu, khay, hịm, mành, thùng, trống…Đó cũng là những từ gọi tên những loại thực phẩm quen thuộc, những món ăn giản dị, bình dân của người lao động: chè, bún, đậu, chuối, đường, mắm, muối, hành, cháo, khoai….Đó cũng cịn là những từ gọi tên những dụng cụ đồ dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản: cuốc, bừa, bồ, cót…
Dựa vào những tên phố Hàng, ta có thể khẳng định rằng từ xa xưa trong lịch sử, Hà Nội đã là trung tâm thương mại lớn ở vùng châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu bn bán, trao đổi hàng hóa, sản vật ở cả miền núi, đồng bằng, miền biển. Trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay các phố Hàng Than, Hàng Muối, Hàng Nâu, Hàng Rươi, Hàng Sơn để bn bán các
sản phẩm chỉ có ở miền núi và miền biển. Nhìn từ góc độ sản xuất, ta cũng thấy rõ một vấn đề bao trùm là sự hiện diện ở Việt Nam một nền văn mình nơng nghiệp nền châu thổ sông Hồng mà Hà Nội như là một tâm điểm. Không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng là công việc trồng lúa nước. Hàng loạt các tên phố ở Kinh thành Thăng Long xưa bắt đầu bằng từ “Hàng” đều có quan hệ mật thiết với sản xuất lúa
nước, sản xuất nông nghiệp và nghề sông nước: Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Bè, Hàng Đậu, Hàng Gạo, Hàng Mắm, Hàng Cháo, Hàng Bừa, Hàng Cuốc, Hàng Bột….
Các nghề thủ công truyền thống: nung gốm, đúc đồng, đục đá, sơn chạm, đan lát….đã được hình thành, phát triển và đạt đến một đỉnh cao về kĩ năng và nghệ thuật. Điều đáng lưu { là tất cả các lị thủ cơng này đều tồn tại ngay trong làng. Mỗi cơng xã nơng thơn đều vẫn gắn bó với ruộng vườn, làng xóm. Phần lớn nguồn sống chính vẫn là làm ruộng, đánh bắt hải sản. Các nghề thủ công chỉ được làm phần lớn thời gian vào các kz nông nhàn. Sản phẩm làm ra được đem bán ở các chợ thị thành. Vì thế hình thành những phố Hàng. Mơ hình sản xuất này được sinh ra và thích hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp lấy sản phẩm nông nghiệp làm nền tảng. Do vị trí đặc biệt của mình, Thủ đơ Hà Nội đã trở thành nơi giao lưu, tụ họp để buôn bán và trao đổi các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp của nhiều miền quê thuộc vùng đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển ở nước ta và cả các nước lân cận. Nhu cầu trao đổi bn bán đã hình thành hàng loạt các phố mà ở đó những sản phẩm chuyên biệt được bán ra. Kinh tế được quy định bởi mơi trường sống. Văn hóa lại được quy định bởi kinh tế. Xét từ góc độ ngơn ngữ, văn hóa, tên các phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” của Kinh thành
nước ta, một loại hình văn hóa điển hình cho các nền văn hóa phương Đơng.
b. Địa danh phố “Hàng” với diện mạo phồn hoa, sầm uất của Kinh thành với hoạt động buôn bán và kinh doanh ở trình độ chun mơn hóa cao
Trải qua các triều đại phong kiến khác nhau nhưng nhìn chung cấu trúc không gian của Thăng Long hầu như không thay đổi. “Thành” và “Thị”
vẫn là hai yếu tố được phân biệt rõ ràng. Hoàng thành là yếu tố tĩnh, khơng có sự thay đổi lớn, trong khi Kinh thành là yếu tố động, có sự biến đổi hàng ngày thông qua hoạt động nhộn nhịp của con người. Trong cấu trúc không gian của Kinh thành, khu vực phường Hà Khẩu, giáp sơng Tơ đã có sự phát triển lớn mạnh và trở thành khu vực phồn hoa nhất ngay từ thời L{. Một mặt do tiếp xúc với sơng Hồng ở phía Đơng, sơng Tơ ở phía Bắc, là nơi trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập, mặt khác về phía Tây giáp với khu quan lại qu{ tộc thơng qua các cửa thành, là nơi có thị trường tiêu thụ quan trọng đối với những mặt hàng vừa cho nhu cầu của cung đình, vừa cho nhu cầu sinh hoạt đời sống rất xa hoa của giai cấp thống trị. Đó là một trong những lí do xuất hiện các phố “Hàng” với đầy đủ những mặt hàng cần thiết để đáp ứng những nhu cầu ấy. Ngay từ thế kỷ XIII, những người thợ thủ công tài giỏi đã bị bắt về đây để phục vụ cho nhu cầu đời sống của các tầng lớp vua quan. Trong “Phố phường Hà Nội xưa”, tác giả Hoàng Đạo Thúy đã nhấn mạnh sự hình thành khu phố Hàng với tính chất phục vụ nhu cầu của đời sống tầng lớp thống trị. Đời Lê:
…Do tình trạng kẻ ăn không mà nhiều thì các người phục vụ càng phải đông” nên “Hàng Đàn phải làm vô số kiệu, song loan, võng giá chuyển cho Hàng Hòm sơn son thiếp vàng. Hàng Lọng bận tíu tít. Phố Mã Vỹ đêm ngày làm mũ, mãng hia, ủng. Hàng Đào tấp nập nhất. Khao vọng, hội hè.
Riêng mục trống với mục kèn, mỗi thứ phải có một phố. Hàng Bát cũng phải tách ra làm hai: Bát Sứ và Bát Đàn.
{87, tr. 96} Phố “Hàng” trở thành chốn đô hội mang đầy đủ sự phồn thịnh cũng như cái vẻ hào nhống giàu sang bên ngồi của chốn Kinh kz, sự xa hoa xa xỉ của tầng lớp thống trị. Khi đã có điều kiện để phát triển, phố Hàng đã trở thành khu vực thu hút mạnh mẽ nhất những luồng di cư đến làm ăn, buôn bán và sinh sống, trở thành khu kinh tế thương mại lớn nhất của Thăng Long – Kẻ Chợ. Nó trở thành nơi đáp ứng hầu như tất cả những nhu cầu sinh hoạt của người dân Thăng Long và những vùng lân cận. Sự phát triển của nó đã đạt tới mức chun mơn hóa cao khi mỗi đường phố trở thành nơi kinh doanh hoặc sản xuất một mặt hàng chuyên biệt. Nhà buôn người Pháp S. Baron đã nhận xét về những khu phố Hàng này “tất cả các thứ hàng
bày bán ở đô thị đều bán riêng thành từng phố” {87, tr. 97}. Đến những
năm 80 của thế kỷ XIX, quang cảnh phố xá của khu vực này vẫn không thay đổi. Một sĩ quan Pháp đến Hà Nội năm 1884 đã viết:
Tôi đã trông thấy rất nhiều phố, đặc biệt là những phố này do những
nhà công nghệ (thợ thủ công và thương nhân) cùng hoạt động trong một nghề cư trú. Điều ấy thoạt như có vẻ vơ l{ về phương diện thương mại. Cứ như vậy, trên một quãng độ chừng 100 đến 200m, khơng gì khác ngồi đồ khảm, xa hơn khơng có gì khác ngoài các hàng bán gạo và xa hơn nữa, khơng có gì khác ngồi hàng tre nứa.
{87, tr.97} Và ghi chép của một phóng viên Hà Nội “Mỗi loại hàng hóa đều có một phố riêng. Ở phố Bát Sứ, tất cả đều xanh, tiếp đến là phố Bát Đàn, tất cả đều đỏ, rồi đến phố Hàng Đồng lấp lánh ánh kền vàng chói, phố Hàng
Thêu và phố Hàng Tranh màu sắc vui tươi sặc sỡ” {87, tr.98}. Nếu ta coi
toàn bộ thành phố Kẻ Chợ như một tổng thể, một siêu thị, một cái chợ khổng lồ thì khu phố “Hàng” chính là dạng hàng quán đặc biệt, trong đó bày bán lộ thiên ở chợ nay đã trở thành một đường phố chuyên bán một mặt hàng và các quán dựng lên tạm thời ở chợ thì nay đã trở thành những cửa hiệu cố định. Phố “Hàng” đã trở thành một khu chợ khổng lồ:
Những người bán tơ lụa đi vào phố Hàng Đào, thợ làm đồ kim khí đi vào trong phố Hàng Đồng, những người làm mũ nón đi vào trong phố Hàng Nón. Nói tóm lại mỗi một nghề đi vào một phố đã dành riêng cho chuyên mơn nghề đó, và thành phố bỗng trở nên một chợ phiên khổng lồ, ở đó người ta đi lại, la cà, chuyện trò, mặc cả ồn ào trong một đám dân chúng đơng gấp bội trong một đám dân chúng bình thường, đám này cũng đã rất đông đảo chen chúc rồi.
{100, tr.90} Sự phát triển về hoạt động bn bán đến mức khu phố Hàng cịn thu hút cả những thương nhân người nước ngồi đến bn bán và sinh sống như người Hà Lan, Anh, Pháp từ thế kỷ XVII và đặc biệt là tầng lớp thương nhân Hoa kiều đến buôn bán và cư trú từ đời Trần. Phố Hàng khơng cịn dừng lại ở một khu vực bn bán riêng của Kinh thành nữa mà cịn có xu hướng mở rộng đón nhận hoạt động ngoại thương từ bên ngoài. Thăng Long – Hà Nội là một đô thị duy nhất của nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI và cho đến khi xuất hiện những đô thị mới như Hội An, Vân Đồn, Phố Hiến….thì Thăng Long – Kẻ Chợ cũng chưa bao giờ mất đi vai trị một đơ thị phát triển nhất và đặc biệt trong lịch sử phát triển của mình chưa hề có giai đoạn suy thối. Dấu ấn đơ thị đó thể hiện sống động và rõ nét trong khu vực phố “Hàng” và hệ thống tên phố “Hàng” chính là những mình chứng
cịn lưu lại của cả quá trình phát triển đó. Vì thế, nhắc đến chốn Kinh kz phồn hoa, người ta sẽ nghĩ ngay đến khu phố Hàng với những tên phố gợi mơ ước của biết bao người dân chốn kẻ quê.
c. Địa danh phố “Hàng” và dấu ấn những phố nghề Thăng Long xưa
Nếu như phố “Hàng” một mặt phản ánh tính chất của một đơ thị
trong lịng một đất nước nơng nghiệp, thì cũng chính hệ thống tên phố ấy lại lưu giữ được phần trầm lắng, tinh tế, tài hoa và khéo léo nhất của vùng đất Kẻ Chợ. Trong hệ thống tên phố “Hàng”, chiếm phân nửa là số lượng là những tên phố gắn với mặt hàng thủ công truyền thống. Thăng Long là đất đế đô, nơi kết tinh tài hoa tứ xứ. Những người thợ thủ công ở khắp nơi kéo về nội đô làm ăn. Họ mang theo những nghề đặc sắc của quê hương mình, họ mang theo những nghề đặc sắc của quê hương mình, họ làm hàng ở trong phường rồi bày bán ở các mặt phường là phố. Thường mỗi phố chỉ bán hoặc sản xuất sản phẩm của hay đôi ba làng nhất định. Nghề khéo của trăm miền hội tụ về kinh kz, trải qua q trình cọ xát, đua trí, đua tài đã kết tinh thành tài hoa đất Kinh kz. Những phố nghề được hình thành từ đây. Nó mang nặng yếu tố ngoại sinh do chính yếu tố phồn hoa và thịnh vượng của khu phố Hàng này. Tầng lớp cư dân tiêu biểu của khu phố “Hàng” chính là tầng lớp thị dân. Họ có thể là những người thợ thủ công kiêm thương nhân, vừa sản xuất theo kiểu gia công đặt hàng, vừa bày bán một số hàng làm sẵn. Ở chính những phố nghề thủ công truyền thống mà tên gọi của nó chính là những tên phố “Hàng” thân thuộc. Người ta lấy chính nghề thủ cơng sản xuất và kinh doanh để đặt tên cho phố đó. Nói đến tên phố, người ta sẽ nhận ra ngay tên nghề thủ công được làm ra hoặc kinh doanh để đặt tên cho phố đó. Nói đến tên phố, người ta sẽ nhận ra ngay tên nghề thủ công được làm ra hoặc kinh doanh trên chính tuyến đường phố đó. Sự gắn
bó thân thiết đó đã khiến cho người ta có cảm giác giữ những tên phố Hàng là đã giữ được cả linh hồn của nghề thủ cơng đó. Khơng ai đến Thăng Long Kinh kz lại không biết đến một phố Hàng Trống với dòng tranh dân gian nổi tiếng. Dòng tranh đã từng đã từng coi là sản phẩm dân gian đặc trưng và đáng tự hào của văn hóa Hà Nội. Tranh Hàng Trống in vẽ quanh năm nhưng tập trung nhiều vào dịp giáp tết. Ra đời trong lòng kinh thành, nội dung của dòng tranh chủ yếu phản ánh ước vọng của đời sống thị dân như tranh thờ, tranh chúc phúc, tranh chơi. Trong tranh Hàng Trống có sự phối hợp nét in tinh, nhỏ, màu sắc tinh tế. Màu tranh ở Hàng Trống mịn, mỏng, và thường gợi khối, ước lệ. Tiêu biểu nhất phải kể đến tranh thuộc loại tứ bình, nhị bình, từng bộ bốn bức hoặc hai bức buông dài thong dong, treo trên các mảng tường vơi mới, thống đãng. Trong khuôn khổ bề thế, các cảnh sắc thiên nhiên và con người trong tranh ngời ngời, rực rỡ và tươi mát, ăn nhập với các đồ qu{ khác trong nhà, với cái vẻ lịch thiệp hiếu khách của người chơi tranh. Dịng tranh Hàng Trống ngày nay khơng cịn nhưng cái tên phố Hàng Trống vẫn giúp nhắc nhớ về một dòng tranh dân gian song đã vượt lên chất mộc mạc, để đạt sự tinh tế và bề thế của mảnh đất Hà Thành thanh lịch. Cùng với Phố Hàng Trống và dòng tranh Hàng Trống, phố nghề Thăng Long còn nổi tiếng với những phố Hàng Thêu và nghề thêu làng Quất Động, Phố Thợ Tiện và nghề tiện Nhị Khê, Phố Hàng Bừa và nghề rèn Hòe Thị. Trải qua những biến thiên của lịch sử, những nghề thủ công trên phố khơng cịn nhưng những tên phố và những nghề thủ công mà sản phẩm làm ra đã một thời nổi tiếng vẫn ăn sâu trong trái tim và kí ức người Hà Nội.
Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, Hà Nội vẫn tự hào lưu giữ hơn 50 địa danh phố Hàng. Đó là những minh chứng cho thấy một giai đoạn
cực thịnh về thương nghiệp cũng như những địa dư của thành phố cũ “trong sông”.
4.3.3.2. Địa danh Đê La Thành, La Thành, Đại La và không gian thành lũy của Thăng Long – Hà Nội
La Thành hay Đại La Thành bao quanh Hà Nội cổ truyền có ba chức năng biểu hiện qua tên gọi dân gian: Đường Đê La Thành
- Đường (vành đai thành thị) - Đê (đắp đất kè đá)
- La thành (luỹ đắp đất trồng tre)
La Thành, Đê La Thành, Đại La là hệ thống địa danh xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Nó gắn liền với thành trì Hà Nội ngay từ thời Bắc thuộc và tồn tại suốt thời kz phong kiến. Những đường phố này đều nằm trên chính những đoạn thành lũy trước đây. Nó gợi về cả một thời kz xây dựng thành trì, gắn liền với những biến động về địa l{, hành chính, lịch sử của Hà Nội.
Ngay từ năm 545, L{ Bí khi khời nghĩa chống nhà Lương đã cho dựng thành ở cửa sông Tô Lịch để chống cự với quân địch. Thành của L{ Bí lập tại đây chỉ là một thành lũy quân sự, chưa có tên gọi nhưng đã mở đầu cho quá trình xây dựng thành trì bảo vệ kinh đơ (Hà Nội) trong các giai đoạn sau đó.
Năm 621, đại tổng quản Giao Châu là Khâu Hịa dời phủ trị đơ hộ từ Long Biên sang Hà Nội và dựng tại đây một thành gọi là Tử Thành, một thành lũy quân sự có chu vi 900 bộ (1674m). Đến năm 767, viên kinh lược sứ nhà
Đường là Trương Bá Nghi lại xây dựng tại Hà Nội 10 dinh và đắp một bức tường thành bao quanh cao khoảng 8m, có 3 cửa thơng ra ngồi. Tường thành đó có tên gọi La Thành và đó cũng chỉ là một thành lũy quân sự, chưa có nhân dân sinh hoạt trong thành. Năm 791, sau khi đánh tan cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng lãnh đạo, viên hộ nhà Đường là Triệu Xương lại sửa đắp cho La Thành thêm kiên cố. Đến năm 808, để đề phòng những cuộc