Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá liên quan đến địa danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 102 - 105)

X + từ chỉ vị trí

Một số đặc trưng văn hoá của địa danh đường phố ở Hà Nộ

4.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá liên quan đến địa danh

Ngôn ngữ được tạo ra là để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu truyền đạt và tàng trữ các thông tin giữa người với người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi dân tộc nói những ngôn ngữ khác nhau có sự phân cắt thế giới thực tại khác nhau. Xét về bản chất và chức năng của ngôn ngữ, ta có thể khẳng định: ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, mang bản chất tín hiệu, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.

Cùng với ngôn ngữ, văn hoá cũng là sản phẩm do con người sáng tạo ra từ thủa bình minh. Đối tượng văn hoá là một phạm vi rộng, và đã có không ít định nghĩa về nó. Trên thực tế chưa có một định nghĩa nào thật thoả đáng về văn hoá. Nhưng để lấy nó làm cơ sở cho những nghiên cứu về địa danh, chúng tôi sử dụng định nghĩa về văn hoá của UNESCO:

“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội”

Theo định nghĩa của UNESCO thì văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.

Ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất của văn hóa dân tộc, là phương tiện của văn hóa, làm tiền đề cho văn hóa phát triển. Ngôn ngữ và văn hoá có sự gắn bó qua lại với nhau mà cầu nối là nghĩa của những dấu hiệu ngôn ngữ. Nghĩa của những dấu hiệu ngôn ngữ ở đây chính là nghĩa của từ vựng. Bởi từ là tín hiệu: phải “nói lên”, phải được sử dụng để quy chiếu về một cái gì đó. Đối với từ vựng ngữ nghĩa thì cái quan trọng hàng đầu là nghĩa biểu niệm. Nghĩa biểu niệm là sự phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của sự vật - biểu vật, trong { thức con người, được tiến hành bằng từ. Do đó, khi nói đến { nghĩa hay nghĩa từ vựng của các từ ngữ địa danh, thì cái mà người ta muốn nói đến chính là nghĩa biểu niệm. Trong hoạt động của tư duy, ngôn ngữ được coi là một phương tiện hiệu quả nhất để thể hiện đặc trưng văn hoá. Mà chiều sâu của sự “thể hiện” ấy chính là nghĩa biểu niệm. Nhờ có { nghĩa này mà ngôn ngữ đem lại ánh sáng mới cho văn hoá, gắn với nhiều địa bàn mà ngôn ngữ ấy sinh ra.

Xét trong bối cảnh địa danh được nghiên cứu, khảo sát những dấu hiệu của ngôn ngữ được nói đến chính là các từ ngữ địa danh. Và { nghĩa biểu niệm của các từ ngữ địa danh được xem là { nghĩa của các địa danh đó. Nhờ những { nghĩa được chỉ ra mà địa danh thể hiện rõ nét nhất đặc trưng văn hoá. Như vậy có thể thấy rõ sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua nghĩa của từ như sau:

Nghĩa

Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Thông thường ngôn ngữ được bao hàm trong bản thân văn hoá. Ngôn ngữ vừa là chất liệu ban đầu để sản sinh tư duy văn hoá, vừa là công cụ phục vụ văn hoá. Hoạt động của ngôn ngữ và văn hoá đều là những hoạt động tinh thần. Cả hai đều chịu những quy định bởi những ước lệ trong phạm vi cộng đồng mà chúng tồn tại. Nếu tách chúng ra khỏi { nghĩa ước lệ và tượng trưng mà cộng đồng đó quy ước thì chúng không còn giá trị nào cả và cũng không được gọi là “ngôn ngữ” hay “văn hoá”. Sự gắn bó giữa văn hoá, ngôn ngữ với cộng đồng dân tộc vùng miền tạo nên bản sắc riêng cho ngôn ngữ, văn hoá mỗi vùng miền ấy. Về vấn đề này chúng tôi tán thành quan điểm của một số nhà nghiên cứu:

“Là một thành tố của nền văn hoá tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt của nó. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hoá. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được lưu giữ rõ ràng nhất”

{ 93, tr21}. Nhà ngôn ngữ học Saussure F.De cũng khẳng định: “phong tục của một dân tộc đã có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc”. {73 tr.47}

Đã có không ít công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nghiên cứu về địa danh dưới góc độ ngôn ngữ và văn hoá. Bởi địa danh là tấm gương phản ánh đặc trưng văn hoá của dân tộc. Địa danh là một phần của lịch sử và văn hoá, chứa đựng trong nó nhiều thông tin có giá trị. Qua địa danh người ta có thể hiểu được vùng đất và con người nơi đó. Hiểu

được vùng đất cũng có nghĩa là hiểu được nó trên các mặt địa l{, lịch sử, văn hoá, xã hội…Còn hiểu về con người chính là hiểu được những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ được gửi gắm vào địa danh.

Nghiên cứu địa danh đường phố Hà Nội dưới góc độ ngôn ngữ và văn hoá đã mở ra một bức tranh toàn cảnh về vùng đất con người Hà Nội. Bức tranh đó có trầm tích văn hoá của kinh thành Thăng Long xưa, có dấu ấn văn hoá của nghìn năm Bắc Thuộc và sự du nhập của văn hoá phương Tây dưới thời thuộc Pháp. Để tìm hiểu địa danh đường phố Hà Nội dưới góc độ ngôn ngữ văn hoá, cần chỉ ra những đặc trưng { nghĩa mà địa danh hay các yếu tố cấu tạo địa danh phản ánh. Đó là { nghĩa văn hoá của ngôn ngữ được phản ánh qua địa danh. Tuy nhiên, địa danh còn mang những { nghĩa phản ánh ngoài ngôn ngữ. Tức là địa danh còn có vai trò gọi tên và phản ánh đối tượng địa l{ nhất định. Sự gắn bó giữa địa danh và đặc điểm của địa danh là mối quan hệ gắn bó bền chặt. Ví dụ như nhắc đến làng Ngọc Hà, người ta nghĩ ngay đến làng hoa, làng lúa nổi tiếng trong lịch sử với những cô gái vừa đảm đang vừa thanh lịch. Vì thế, nếu đặt “làng Ngọc Hà” bên cạnh “làng lúa”, “làng hoa” thì ta thấy chúng nằm trong cùng một hệ thống. Chức năng gọi tên đối tượng chính là đặc trưng văn hoá rõ rệt của địa danh. Xét trên góc độ nghiên cứu khu vực, chức năng này góp phần hình dung diện mạo của Thăng Long Hà Nội cả về không gian lẫn thời gian, với những dấu ấn lịch sử, văn hoá, địa l{ đặc sắc. Trong chương này, chúng tôi tập trung khai thác hai khía cạnh này của địa danh đường phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)