Diện mạo về dân cư, tộc ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 126 - 128)

X + từ chỉ vị trí

Ngôn ngữ Văn hoá

4.3.2. Diện mạo về dân cư, tộc ngườ

Thăng Long – Hà Nội là vùng đất của sự hội tụ và giao hịa dân cư. Đó là tính chất chung của mọi đô thị lớn và lâu đời. Dấu ấn cư dân thể hiện trên địa danh đường phố khơng nhiều, nhưng vẫn có thể có được một hình dung theo lát cắt lịch đại.

Do vị trí và những biến cố trong lịch sử, Thăng Long luôn là nơi thu hút nhiều tộc người ngoại bang đến cư trú và sinh sống. Người Chăm ở vùng Bưởi đã để lại dấu ấn của mình qua địa danh Phố Phú Gia (nguồn gốc từ Thôn Phú Gia). Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì Phú Gia có nghĩa là giàu có. Trong tiếng Chăm từ A tà lề có nghĩa là một vùng đất trù phú. Trong khi A tà lề là chữ Chăm hiện đại, nguyên gốc của nó là từ Dà da lê mà dấu tích cịn lại là địa danh thơn Bà Già, chùa Bà Già. Có thể Phú Gia là từ được đặt dựa theo nghĩa của từ này. Dấu ấn Chăm còn để lại trong tiếng La trong Xuân La, Quán La Sở….dấu ấn qua đơn vị cư trú “Sở”, do xưa kia đây là các đồn điền nơi người Chăm cư trú và lao động. Ở vùng Hà Tây trước kia, có những địa danh để lại dấu ấn ngơn ngữ Chăm rõ nét nhất là Đường Ba La, Ba La Bông Đỏ.

Hoa Kiều đến Thăng Long khá sớm và để lại dấu ấn của mình qua những địa danh như Phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ơng), Phố Quảng Đơng, Phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang). Đây là khu vực người Hoa Kiều cư trú hoặc bn bán.

Khơng chỉ có vậy, Thăng Long cịn là vùng đất thu hút luồng nhập cư từ khắp nơi trong cả nước. Người dân đến đây làm ăn, sinh sống và khi kinh tế phát triển, họ định cư và hình thành những khu vực dân cư hoặc một làng ở chính nơi đó. Đáng chú { nhất là hiện tượng địa danh Ngõ Phất Lộc. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, có dịng họ Bùi q qn ở làng Phất Lộc, huyện Đơng Quan, tỉnh Thái Bình lên Hà Nội cư ngụ ở một cái ngõ lúc bấy giờ có tên là ngõ Phúc Lộc. Sau đó con cháu phát đạt, người làm quan, người bn bán giàu có nên mua được phần lớn đất thổ cư trong ngõ. Sau đó, người làng Phất Lộc, Thái Bình cũng theo gương ấy kéo ra ngụ cư tại đây, do vậy ngõ phần lớn thuộc người làng Phất Lộc và đến một lúc nào đó,

con ngõ được đổi thành Phất Lộc như ngày nay. Một tên làng ở vùng này đã trở thành một tên ngõ ở nơi khác, do chính dấu ấn dân cư tạo nên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)