Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố Hà Nội đương đạ
2.3.2. Vấn đề cấu tạo của thành tố B
Địa danh đường phố ở Hà Nội cũng giống như các địa danh thuộc các vùng khác của Việt Nam, đều có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Cấu tạo phức lại được chia thành 3 kiểu quan hệ khác nhau: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị.
2.3.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn
Dựa trên quan điểm của Lê Trung Hoa, luận văn nhận định: tên riêng có cấu tạo đơn gồm một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn, gồm cả địa danh thuần Việt và không thuần Việt. Khi xem xét các yếu tố, tương đương với mỗi âm tiết trong số địa danh phải loại đi địa danh số và địa danh mang tên người. Địa danh số và địa danh mang tên người dù có ở ngơn ngữ thuần Việt hay không thuần Việt đều được coi là một yếu tố. Chúng chỉ góp phần phản ánh về mặt { nghĩa mà không thể hiện đặc điểm cấu tạo của địa danh.
a. Địa danh có cấu tạo đơn thuần Việt
Địa danh này bao gồm những danh từ, động từ, tính từ, về mặt từ loại. Tất cả từ loại này khi kết hợp với danh từ chung thì bị “danh hố” để thực hiện chức năng định danh cho đối tượng. Trong địa danh đường phố, chỉ xuất hiện từ loại danh từ trong cấu tạo đơn vì đây là từ loại có khả năng tham gia cao nhất vào chức năng định danh: Ngõ Bãi, Đường Bưởi, Phố Vọng.
Bao gồm những địa danh có nguồn gốc khác nhau, gồm: - Địa danh có nguồn gốc Hán Việt: Ngõ Huyện, Ngõ Đồng… - Địa danh có nguồn gốc chưa xác định: chủ yếu là tên người
Có thể thấy, địa danh có cấu tạo đơn có số lượng khá cao do việc chấp nhận địa danh mang tên người vào kiểu cấu tạo này. Chúng không chỉ được xem xét như những từ đơn tiết mà còn là những đa tiết thuộc cấu tạo đơn. Kiểu cấu tạo này được thể hiện thuần tu{ bằng một từ hoặc một cụm từ cố định, không thể phân tách được.
2.3.2.2. Thành tố B có cấu tạo phức
Thành tố B có cấu tạo phức là các tên riêng gồm hai thành tố có nghĩa trở lên. Loại cấu tạo này được phân ra làm 3 loại nhỏ hơn, xét theo mối quan hệ giữa các thành tố: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị.
a. Quan hệ chính phụ:
Thành tố B có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ gồm một thành tố chính và một thành tố phụ.
- Tên riêng thuần Việt:
Thông thường trong địa danh này, thành phần chính đứng trước, thành phần phụ đứng sau. Thành phần chính thường là danh từ hoặc danh ngữ. VD: Phố Chùa Một Cột, Đường Cột Cờ, Ngõ Gốc Khế, Phố Hàng Bún thì các yếu tố chính là Chùa, Cột, Gốc, Hàng, cịn các yếu tố phụ Một Cột, Cờ, Khế, Bún đứng sau nhằm bổ sung và phân biệt đối tượng. Những địa danh
này chiếm số lượng khá cao, đặc biệt là hệ thống địa danh phố “Hàng”. Qua phân tích có một số kiểu kết hợp từ loại như sau:
+ Danh từ + Danh từ: Phố Hàng Bún, Đường Cột Cờ, Ngõ Gốc Khế, Ngõ Hồ Bãi Cát….
+ Danh từ + Tính từ: Phố Hàng Đào, Phố Hàng Lam, Ngõ Hồ Dài…
- Tên riêng không thuần Việt:
Địa danh Hán Việt: Thành phần chính có thể đứng trước hoặc đứng sau. Với thành phần phụ đứng trước, thành phần chính đứng sau thì đó là theo cấu trúc tiếng Hán. Ví dụ: Phố H Nhai, thì thành tố chính Nhai đứng sau, còn thành tố phụ Hoè đứng trước. Với thành phần phụ đứng sau, thành phần chính đứng trước thì đó là cấu trúc tiếng Việt. Ví dụ, Đường Láng Hạ thì thành tố chính Láng, phân bố trước thành tố phụ Hạ. Rõ ràng, các địa danh Hán - Việt ở đây đã chịu sự chi phối theo quy luật tiếng Việt, phá vỡ đi cấu trúc Hán vốn có. Có một số cách kết hợp như sau:
+ Tính từ + Danh từ: Phố An Xá, Phố Hạ Đình, Phố Bích Câu, Phố Tân Mai… + Tính từ + Động từ: Phố Tân Lập
+ Danh từ + Số từ: Phố Giáp Nhất, Phố Giáp Nhị…
+ Danh ngữ + Tính từ: Phố Kim Mã Thượng, Phố Định Cơng Thượng … + Danh ngữ + Số từ: Đường Long Biên I
+ Danh ngữ + Danh từ: Đường Điện Biên Phủ, Phố Hàm Tử Quan, Phố Chương Dương Độ….
Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp: Có sự kết hợp cả cấu trúc Hán, lẫn cấu trúc Việt. Do đó thành tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau. Ví dụ Phố Cầu Đơng thì thành tố Cầu đứng trước.
- Một số mơ hình phản ánh cấu trúc phức của địa danh + Mơ hình 1:
Hàng + X
Trong mơ hình này, yếu tố hàng là yếu tố chính và yếu tố X là thành tố phụ, có tính khu biệt về loại hàng hố. Mơ hình này xuất hiện trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc thuần Việt. Đây là nhóm địa danh có cấu tạo rất đặc biệt và rất cần được nghiên cứu cụ thể. Các phố bắt đầu bằng chữ Hàng đều được cấu tạo theo mơ hình chung gồm hai yếu tố: Hàng + X. Yếu tố thứ nhất đứng đầu tổ hợp định danh có nghĩa là: Sản phẩm để bán; Nơi bán hàng nhỏ của tư nhân, chuyên bán một loại hang nào đó. Với tư cách yếu tố tạo thành tên phố, hàng ở đây được hiểu là là nơi chuyên buôn bán, sản xuất, trao đổi một loại hàng nào đó. Điều này có nghĩa là những cư dân sống trên phố đó đều chuyên sản xuất và kinh doanh một loại hàng nào đó như nhau, do tính đặc thù và tính chun biệt hố của từng phố là rất cao và rõ ràng.
Yếu tố thứ hai trong tổ hợp định danh có chức năng chỉ xuất, tức là nêu tên các loại sản phẩm để bán, chẳng hạn như: giày, bồ, lờ, nón, cót….Tuy có cùng chức năng chỉ xuất nhưng các đơn vị định danh này có đặc điểm và tính chất khác nhau, hình thành một số kiểu cấu tạo như sau:
Đây là kiểu cấu tạo tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Đó là các phố: Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Bún, Hàng Bút, Hàng Cân, Hàng Chai…Về mặt từ loại, tất cả các tên gọi này đều là danh từ đơn âm tiết.
“Hàng” + Đơn vị từ vựng gọi tên chất liệu
Các tên phố này có số lượng khơng nhiều: Hàng Thiếc, Hàng Gai, Hàng Bạc, Hàng Đồng, Hàng Bông, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Vôi, Hàng Sơn…
“Hàng” + Đơn vị từ vựng là những tính từ biểu thị màu sắc đặc trưng của sản phẩm được bán ra
Chỉ có một hiện tượng: Hàng Đào (Trước kia cịn có Phố Hàng Lam)
Có một mơ hình đã tồn tại trong lịch sử là hiện tượng Hàng + đơn vị từ vựng biểu thị cách thức tạo ra sản phẩm để bán, đó là Phố Hàng Thêu và Phố Hàng Tiện.
Khi khảo sát cấu trúc, vị trí địa danh chính phụ, ta thấy xuất hiện nhiều các yếu tố chỉ phương hướng, vị trí. Chúng có thể đứng trước hoặc đứng sau, làm thành yếu tố phụ, hạn định cho đối tượng X được gọi tên. + Mơ hình 2a:
Từ chỉ phương hướng + X
VD: Đường Bắc Sơn, Phố Nam Tràng, Đường Tây Hồ + Mơ hình 2b: