X + từ chỉ vị trí
Nguồn gốc và quá trình biến đổi địa danh đường phố ở Hà Nộ
3.1. Nguồn gốc ra đời địa danh đường phố
Khái niệm đường phố cũng như sự ra đời của địa danh đường phố, tức là yếu tố A và yếu tố B trong cấu tạo địa danh là vấn đề mà sử sách cũng như các tài liệu rất ít đề cập đến. Do đó, để đi tìm một định nghĩa, một thời gian chính xác về vấn đề này là điều rất khó. Ở đây, chúng tôi dựa trên những tài liệu ít ỏi để cố gắng đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách khách quan và có những l{ giải ở mức độ khoa học nhất về vấn đề này.
Nguồn gốc ra đời thuật ngữ “phố” (thành tố A)
Trong cấu trúc phức thể địa danh, thành tố A bao giờ cũng được quy loại là danh từ chung (commonnoun) và đứng trước thành tố B. Thành tố chung có chức năng gọi tên và chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng thuộc tính. Thành tố chung vừa mang { nghĩa về mặt hình thức – tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh lại vừa mang { nghĩa về mặt nội dung – xác định loại hình của đối tượng được gọi tên.
Từ điển tiếng Việt đã giải thích rõ: : “Đường” là “Lối đi nối nơi này với
nơi khác” và “Phố” là “đường ở thành thị, nơi có nhà cửa ở hai bên đường”
niệm chỉ lối đi dành cho người và các phương tiện đi lại, trong đó đường là khái niệm bao trùm lên khái niệm phố.
Khái niệm đường chính thức được sử dụng từ thời Pháp thuộc, cùng với q trình đơ thị hóa theo kiến trúc phương Tây. Lúc này đường không
được quy ước cụ thể nhưng thường thì đó là những tuyến có quy mơ lớn. Sau năm 1945, nhất là trong giai đoạn gần đây, đường ở Hà Nội đã có
những quy ước cụ thể: Thuật ngữ đường được đặt cho những con đường đi từ nội thành ra ngoại thành, sang tỉnh khác hoặc hai bên đường khơng có nhà liên tục. Khái niệm đường còn được áp dụng cho những con đường
chạy sát đê sông Hồng bao bọc nội thành Hà Nội.
Xét trên góc độ ngơn ngữ và văn hóa, thuật ngữ đường cũng như
thuật ngữ phố đều có chức năng như nhau, đều gợi cho con người về những địa danh đường phố đã có từ lâu nay và trở nên quen thuộc không chỉ với người Hà Nội. Tuy nhiên nếu như đường là một thuật ngữ có tính
phổ biến thì phố và sự ra đời của thuật ngữ này lại gắn liền với một giai đoạn phát triển của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của sự hình thành một đơ thị truyền thống thời Trung cổ. Nhắc đến khái niệm phố, không thể không nhắc đến khái niệm phường. Đây là một thuật ngữ ra đời rất sớm, ngay từ thời L{, chúng tôi đã thống kê được 61 phường ở Thăng Long. Đó là khu vực
giành cho nhân dân sinh sống. Đến đời Lê, thuật ngữ phường đã được
khẳng định với nhiều nghĩa: Ngoài nội dung chỉ tổ chức của những người cùng một nghề (phường buôn, phường thợ, phường tuồng, phường chèo…), còn được dùng để chỉ đơn vị hành chính cấp cơ sở của Kinh thành. Dư địa chí của Nguyễn Trãi có chép : “Thượng kinh là Kinh đơ có một phủ,
hai huyện, 36 phường. Phủ là Phụng Thiên, huyện là Thọ Xương và Quảng Đức. Mỗi huyện đều có 18 phường”. Ở đây những phường hội hoạt động
làm giấy, phường dệt vải, dệt lụa, phường nung vôi…nên nghiễm nhiên từ một tổ chức nghề nghiệp, danh từ phường kiêm luôn một đơn vị hành chính cấp cơ sở. Nó được giới hạn bởi một khoảng đất hình vng hoặc gần vng. Nó có được cả mặt diện lẫn mặt tuyến của không gian thành thị Thăng Long – Kẻ Chợ. Trong khi thuật ngữ phường ra đời khá sớm thì thuật ngữ phố lại xuất hiện khá muộn. Khi mới ra đời, nó khơng mang { nghĩa như hiện nay. Theo nguyên nghĩa, phố là nơi bán hàng, bày hàng, như ngày nay người ta gọi là cửa hàng, cửa hiệu. Ví dụ như Phố Hàng Trống, nguyên nghĩa chỉ là một nơi, một cửa hàng có bán mặt hàng là trống, Phố Hàng Chiếu là nơi bán chiếu…Nhưng do các phố tập trung sát nhau tạo thành một dãy ở hai bên đường cùng bán một sản phẩm nên các dãy gồm nhiều phố ấy (tức là nhiều cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần, thuật ngữ phố với { nghĩa mới phát sinh là một dãy cửa hàng, cửa hiệu đã lấn át nguyên nghĩa phố là nhà bày bán hàng. Có thể vì thế mà sau phố, vẫn cịn
giữ lại chữ hàng, như một dấu ấn còn lại của lớp phố ban đầu. Có thể đặt ra một giả thuyết: Phố ở Hà Nội theo nguyên nghĩa, chỉ có thể xuất hiện trong một thời điểm nhất định, khơng hồn tồn giống như các đường phố hình thành ở thời Pháp thuộc. Từ { nghĩa đó có thể l{ giải vì sao phường lại ra
đời trước phố khá lâu. Nếu phường là mặt diện thì phố chính là mặt tuyến. Xưa kia nghề nghiệp gắn bó với phường nhưng sau đó gắn bó với phố, điều này được giải thích bằng hiện tượng xâm canh. Do đó, phố là bộ mặt của phường và phố thường gắn bó với hai phường. Ví dụ ở Phố Hàng Gai, phía
Bắc thuộc phường Đơng Hà, phía Nam thuộc phường Cổ Vũ. Khi Thăng Long – Kẻ Chợ và nền kinh tế của Kinh thành phát triển đến một mức độ khá cao thì trong các phường mới xuất hiện các hoạt động bn bán ở mức chun mơn hóa cao. Trong khi các phường nặng về hoạt động sản xuất thì ở các phố lại chú trọng đến hoạt động buôn bán. Chính hoạt động này mới thể
thành một loại đường đặc biệt, chỉ có ở các thành thị, đơ thị. Khơng thể biết chính xác thời điểm ra đời của thuật ngữ phố nhưng ngay trong Toàn thư
đời Trần, vẫn chưa thấy xuất hiện thuật ngữ này. Người ta vẫn dùng từ
“Nhai cù” để chỉ đường phố: “Dẫn tam khôi xuất Long môn Phượng thành du nhai cù tam nhật” – Dẫn ba người đỗ đầu ra cửa Long môn Phượng để
chơi nhai cù ba ngày. Đến thời Lê đã thấy xuất hiện cụm từ quen thuộc “36
phố phường”, và đến đời Nguyễn, thuật ngữ phố đã xuất hiện rất phổ biến
đằng sau tên phố (Phố Hà Khẩu, Phố Việt Đông, Phố Hàng Mã). Tuy chưa
xác định được thời điểm ra đời chính xác nhưng thuật ngữ phố ra đời gắn liền với quá trình phát triển của một đô thị Việt Nam thời Trung cổ, đô thị Thăng Long.
Ngày nay, trong ngôn ngữ của người miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa là ngôi nhà, cửa hàng đã phai mờ. Nét nghĩa thứ hai đã chiếm ưu thế. GS. Nguyễn Vinh Phúc đã dẫn rằng:
Ở Miền Trung, người ta vẫn thấy lớp người già còn sử dụng nét nghĩa đầu tiên của từ phố. Trong cuốn sách “Hàn Mặc Tử anh tôi” (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – 1991), tác giả Nguyễn Bá Tín là em ruột Hàn Mặc Tử đã viết “Anh Châu đang gom vét tiền để mua cho mẹ căn phố”. Phố ở đây chính là một ngơi nhà cho mẹ bán hàng.
{68, tr.15}
Chính vì sự hình thành thuật ngữ phố như vậy mà cho đến ngày nay, nhắc đến phố là người ta nghĩ ngay đến sự đông vui, sầm uất và thịnh vượng, một thuật ngữ dành riêng cho các đô thị mà Thăng Long – Hà Nội là một đô thị tiêu biểu và đặc sắc nhất.