Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố Hà Nội đương đạ
2.2.1. Phương thức tự tạo
Phương thức tự tạo là phương thức cơ bản nhất để tạo ra địa danh. Phương thức này vừa mang tính chất truyền thống, vừa mang tính phổ biến, không chỉ cho từng vùng phương ngữ mà cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trong phương thức tự tạo, có thể có rất nhiều cách thức đặt tên địa
danh tuz thuộc vào đặc điểm của địa bàn. Đây cũng là phương thức thể hiện nét độc đáo và riêng biệt của địa danh đường phố Hà Nội, chỉ có thể được hình thành ở một đơ thị có tính tập trung và phân hoá cao. Những phương thức mà chúng tơi xếp trong nhóm phương thức tự tạo là những địa danh mà ngay từ khi ra đời nó đã được dùng để đặt tên cho đường phố. Tìm hiểu phương thức này sẽ góp phần l{ giải những hiện tượng văn hoá thú vị của địa danh đường phố Hà Nội.
2.2.1.1. Địa danh đường phố gắn với khu vực hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thống.
Đây là phương thức định danh đặc sắc và mang tính hệ thống cao nhất, chỉ có ở đường phố Hà Nội, xét về cả tên gọi, không gian và cách thức định danh. Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của phố và tên phố Hà Nội, gắn liền với sự phát triển của kinh thành Thăng Long trên phương diện kinh tế - thương nghiệp, gắn liền với sự phát triển của những phố nghề ở Thăng Long. Hệ thống tên phố này được coi là cổ nhất, thuộc lớp tên gọi của dân gian, cho đến nay vẫn được bảo lưu một cách đầy trân trọng. Người ta vẫn quen gọi hệ thống tên gọi này là bằng cụm từ dân dã “phố Hàng”: Phố Hàng Đào, Phố Hàng Đường, Phố Mã Vỹ…Theo thống kê có 54
địa danh được cấu tạo theo phương thức này và phân bố ở khu vực hiện nay vẫn thường gọi là “khu 36 phố phường”. Dân gian đã lấy chính những sản phẩm được làm ra hoặc bày bán trên chính tuyến đường phố đó để gọi tên đường phố. Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập kỹ ở những phần sau.
2.2.1.2. Địa danh đường phố gắn với đặc điểm thiên nhiên, lịch sử và đời sống con người ở chính nơi đường phố đi qua
Phương thức này là cách định danh truyền thống và phổ biến, nhất là với những địa danh cổ như làng, xóm…Khi đường phố được xây dựng, người ta lấy chính những đặc điểm nổi bật hay dễ nhớ nào đó của tuyến đường phố đó để đặt tên. Qua khảo sát, có thể chia thành một số phương thức nhỏ hơn:
a. Dựa vào đặc điểm của thiên nhiên và đời sống con người trên tuyến đường phố đó
Xuất hiện những tên gọi rất dân dã: Ngõ Gốc Đề, Ngõ Gốc Khế, Ngõ Trại Cá, Ngõ Lị Lợn, Ngõ Lệnh Cư, Ngõ Nghè Bơ, Ngõ Sân Quần, Ngõ Tạm Thương, Phố Tràng Thi, Phố Tràng Tiền, Phố Ngõ Gạch, Đường Thanh Niên….
b. Dựa vào khơng khí chính trị, lịch sử của thời đại
Trong hệ thống địa danh đường phố Hà Nội, có những địa danh ra đời trong cùng một khoảng thời gian, và được mang tên gọi của những danh từ, hoặc tính từ gắn với đặc điểm chính trị, lịch sử của thời đại. Những địa danh này phần lớn thuộc lớp địa danh xuất hiện ở thời hiện đại. Đó cũng là cách đặt tên phổ biến của làng xã Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có thể kể đến như: Ngõ Hồ Bình, Ngõ Dân Chủ, Ngõ Đồn Kết, Ngõ Tiến Bộ, Ngõ Lao Động, Phố Chiến Thắng, Đường Giải Phóng…
2.2.1.3. Phương thức sử dụng các yếu tố từ ngữ đã có sẵn ở các địa danh khác để ghép lại
Phương thức này thường được dùng bằng cách ghép tên của hai hay nhiều thơn, xóm, xã, làng…mà đường phố đi qua để ghép thành tên gọi mới:
Ví dụ: Đường Thái Thịnh được lấy từ chữ cái đầu của hai địa danh Thái Hà và Thịnh Quang; Ngõ Lệnh Cư được lấy từ tên khu “Ống Lệnh”, và yếu tố
mới “Cư”, tạo thành tên Ngõ Lệnh Cư…
Bảng 2.1. Thống kê địa danh theo phương thức tự tạo
TT Phương thức tự tạo Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Gắn với khu vực sản xuất và kinh doanh truyền thống 69 65
2 Dựa vào đặc điểm thiên nhiên và đời sống con người 24 23
3 Dựa vào khơng khí chính trị, lịch sử của thời đại 11 9,5
4 Sử dụng các yếu tố từ ngữ có sẵn để ghép lại 2 2
Tổng 106 100