Diện mạo địa l{ – địa hình – lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 125 - 126)

X + từ chỉ vị trí

Ngôn ngữ Văn hoá

4.3.1. Diện mạo địa l{ – địa hình – lịch sử

“Ra đời trong mơi trường nào, địa danh phản ánh những hồn cảnh địa l{ nơi đó. Đó là điều tất yếu, vì địa danh là sản phẩm của tư duy mà tư duy ln phản ánh hiện thực mà nó tiếp nhận” – {Lê Trung Hoa, 42, tr.35}.

Hà Nội nằm trong cái nôi của vùng đất cổ. Khi nhà L{ bắt đầu xây dựng Thăng Long thì đây vẫn là một vùng đất cịn hoang dại. Dấu tích này cịn thể hiện trên ngơn ngữ của các địa danh: Trường Lâm, Ngọc Lâm…Địa hình ở đây mang đặc điểm của địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc trung tâm của vùng Bắc Bộ. Địa hình cao thể hiện trong những địa danh về đường phố mang tên núi, đồi: Phố Núi Trúc, Đường Núi Đơi, địa hình thấp là tên gọi của những dịng sơng, ao, hồ, đầm. Hà Nội được xem như vùng đất bên trong sông. Một vùng đất của sông và hồ. Ngày nay khi những dấu tích đó đang bị mất dần do q trình đơ thị hóa và những biến đổi của địa l{, thì dấu vết của những địa danh này vẫn cịn lưu giữ trong hệ thống địa danh đường phố. Chúng đã trở thành một trong những yếu tố của danh từ riêng của địa danh đường phố, chứng tỏ sự tồn tại lâu dài của những yếu tố này: Ngõ Hồ Bãi Cát, Ngõ Hồ Dài, Ngõ Hồ Giám, Đường Hồng Hà…Thời kz sông Tơ, sơng Hồng vẫn cịn có cảnh trên bến dưới thuyền, khu 36 phố phường vẫn là nơi cửa sơng nên mới có những phố Hàng mang tên Hàng Buồm, Hàng Bè. Dấu ấn sơng nước cịn rõ rệt ở những địa danh đường phố được chuyển hóa từ những bến sông: Phố Cổ Tân ( bến cũ), Phố Kiên Nghĩa ( bến Kiên Nghĩa), Phố Tây Trà (bến cổ Tây Trà)…hay những cây

cầu mà ngày nay không cịn tồn tại nhưng tên gọi của nó đã được chuyển hóa vào tên đường phố: Cầu Đơng ( xưa có cây cầu bắc qua sơng Tơ ngay cạnh chợ Đồng Xuân ngày nay), Cầu Gỗ ( là cây cầu bắc qua con mương nối hồ Thái Cực (Hàng Đào) với Hồ Gươm), Cầu Đất….

Bên cạnh đó, số địa danh đường phố được chuyển hoá từ đơn vị cư trú chiếm số lượng rất lớn. Qua những tên gọi cịn lưu lại, có thể thấy được cách thức tổ chức sinh sống của người Hà Nội xưa, như hình thức trại, tổng, trấn, giáp….Tên gọi các đơn vị hành chính cổ khơng cịn, chúng khơng cịn vai trị làm thành tố chung khu biệt chỉ loại hình đơn vị dân cư nhưng lại có khả năng xâm nhập vào địa danh trở thành một yếu tố của tên riêng. Ví dụ: phố Nam Tràng, phố Tân Ấp, Phố Ngũ Xã, Phố An Xá, Phố Giáp Nhất, Phố Giáp Nhị, Đường Giáp Bát, Cổ Bi, Cổ Loa…đây là một hình thức bảo lưu độc đáo của địa danh.

Có thể thấy rằng, đặc điểm địa hình - địa vật ở Hà Nội thơng qua địa danh đường phố cho ta một cái nhìn khái quát về địa hình lắm ao, nhiều hồ đầm, cịn con người thì định cư trong những làng xã cổ. Ngày nay, địa danh đường phố cịn lưu lại những dấu tích khơng cịn tồn tại đó. Điều này cho thấy màu sắc văn hố của địa bàn được thể hiện đậm nét. Đó là đặc trưng địa – văn hoá đồng bằng trên nền Thăng Long xưa và sự phát triển mới của Hà Nôi ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)