Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến trước thời kz tạm chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 86 - 88)

X + từ chỉ vị trí

Nguồn gốc và quá trình biến đổi địa danh đường phố ở Hà Nộ

3.2.3. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến trước thời kz tạm chiếm

Sau gần một thế kỷ chịu áp bức nô lệ, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh chống lại ách áp bức của kẻ thù. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mặc dù cịn bộn bề cơng việc, nhưng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đứng đầu là chủ tịch Trần Duy Hưng đã chỉ đạo xóa bỏ tất cả các phố mang tên bọn thực dân xâm lược và bán nước, thay vào đó là tên các danh nhân dân tộc và những sự

kiện kịch sử vẻ vang. Lịch sử dân tộc đã sang một trang mới, tên đường phố Hà Nội đã thể hiện sâu sắc sự thay đổi lớn lao ấy. Tên các anh hùng dân tộc từ khi dựng nước đến thời điểm bấy giờ đã được chọn để thay thế cho cả hệ thống tên gọi mà kẻ thù đã dựng lên. Nó phù hợp với nguyện vọng và { thức tự hào dân tộc của nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước. Thống kê trong giai đoạn này, có khoảng hơn 200 địa danh đường phố, trong đó khoảng 100 địa danh đường phố được thay đổi hoàn toàn, phần lớn là danh nhân và địa danh. Lần đầu tiên trong lịch sử, các danh nhân, anh hùng, những người có cơng với nước trong suốt tiến trình lịch sử đã vinh dự được lựa chọn để đặt tên đường phố Hà Nội. Cách định danh này đã có từ thời Pháp thuộc nhưng đến đây, tính chất và { nghĩa của nó mới thể hiện được đúng mục đích của việc đặt tên người cho đường phố. Sự thay đổi tên người ở đây cũng chính là sự thay thế vai trị lịch sử của dân tộc Việt Nam: Từ kẻ nô lệ trở thành người chủ trên chính mảnh đất q hương mình. Có thể điểm qua địa danh đường phố thời kì này gắn với các danh nhân theo tiến trình lịch sử:

+ Thời cổ đại: Phố Lạc Long Quân, Phố Phù Đổng, Phố Kinh Dương Vương….

+ Thời Bắc thuộc: Phố Hai Bà Trưng, Phố Mai Hắc Đế….

+Thời phong kiến: Phố Ngơ Quyền, Phố Đinh Tiên Hồng, Phố Lí Thường Kiệt, Phố Trần Thánh Tông, Phố Lê Lợi, Phố Mạc Đĩnh Chi, Phố Ngô Thời Nhậm….

+ Thời cận đại: Phố Bạch Thái Bưởi, Phố Nguyễn Đình Chiểu, Phố Nguyễn Thái Học, Phố Nguyễn Tri Phương…

Đáng chú {, có một số tên danh nhân nước ngồi cũng được đặt tên cho thành phố Hà Nội: Tôn Trung Sơn, Yersin. Đặc biệt, Yersin là tên một

bác sĩ nổi tiếng người Pháp, đã sống, làm việc và cống hiến cuộc đời khoa học của mình ở Việt Nam. Trong khi đó, dưới thời Pháp thuộc người Pháp đã không sử sụng tên này để đặt tên cho đường phố Hà Nội.

Thời kz này cũng xuất hiện những địa danh tự tạo với { nghĩa thể hiện khơng khí chính trị thời đại: Phố Dân Chủ, Phố Cộng Hịa, Phố Duy Tân, Đường Hạnh Phúc…

Địa danh đường phố trong khu 36 phố phường và địa danh đường phố chuyển hóa từ địa danh hành chính, cư trú vẫn được duy trì. Những địa danh phố “Hàng” trước kia bị thay đổi cũng được khôi phục lại tên gọi dân gian: Hàng Bông, Thợ Nhuộm, Hàng Chiếu, Hàng Lọng, Hàng Thuốc Bắc… So với thời Pháp thuộc, đây là thời kì địa danh đường phố có sự thay đổi với quy mơ rộng lớn nhất, mang đậm dấu ấn về lịch sử và chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)