Biến đổi địa danh đường phố Hà Nội trên góc độ khơng gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 95 - 99)

X + từ chỉ vị trí

Nguồn gốc và quá trình biến đổi địa danh đường phố ở Hà Nộ

3.4.2. Biến đổi địa danh đường phố Hà Nội trên góc độ khơng gian

Từ khi hình thành đến nay, địa danh đường phố đã có những thay đổi, biến đổi, phát triển và mở rộng liên tục. Nhìn nhận sự biến đổi địa danh dưới góc độ khơng gian là xem xét địa danh trên góc độ vị trí của đối tượng theo chiều dài của thời gian. Mỗi khơng gian, theo tiến trình lịch sử, lại có sự trùng xếp của các đối tượng. Qua đây, có thể thấy được sự mở rộng phạm vi địa danh đường phố gắn liền với q trình đơ thị hóa và mở rộng địa giới hành chính, gắn với những biến động của lịch sử.

Đây là khu vực ra đời địa danh đường phố sớm nhất. Gắn bó với nó là địa danh phố Hàng. Đây là khơng gian có ít những biến động nhất trong số hệ thống địa danh ở Hà Nội. Nó hầu như khơng thay đổi từ khi ra đời và là khu vực mà địa danh có tính đồng nhất và hệ thống nhất.

- Không gian đô thị thời Pháp thuộc

Trước khi bị xâm lược, Hà Nội là một đô thị truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Cấu trúc không gian đô thị của Hà Nội được tạo bởi các thành phần cơ bản như: Khu Hoàng thành, khu các làng xóm xen kẽ và những khu cảnh quan thiên nhiên khác. Thực dân Pháp tiến hành quy hoạch Hà Nội theo kiểu kiến trúc phương Tây và dần biến đổi không gian truyền thống này. Các cơng trình xây dựng của Pháp tại Hà Nội được khởi đầu từ hai địa điểm là khu nhượng địa và khu thành cũ, từ đó hình thành nên khu phố Tây nằm ở vị trí nối tiếp giữa hai địa điểm trên, được mở rộng một phần về phía Bắc và phần lớn hơn về phía Nam và phía Tây. Trong nửa đầu thế kỷ XX, khu phố này được hình thành dựa trên một mạng lưới đường phố kẻ ô vuông với các tuyến đường song song theo hai hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. Đó là khơng gian của các khu vực:

Từ Bắc xuống Nam:

Tràng Tiền – Tràng Thi (Paul Bert)

Hai Bà Trưng (Rollandes)

L{ Thường Kiệt (Carreau)

Trần Hưng Đạo (Gambetta)

Hàm Long (Doudard de la Gree)

Từ Đông sang Tây:

Lê Thánh Tông (Bobllet) Phan Chu Trinh (Rialan)

Ngô Quyền (Henri Riviere) Hàng Bài (Đồng Khánh)

Bà Triệu (Gia Long)

Quang Trung (Jaurigui Berry) Quán Sứ (Richaud)

Phan Bội Châu (Colomb)

Đồng thời với việc mở rộng về phía Nam, khu phố này cịn được phát triển về phía Tây – Tây Bắc và cũng hình thành mạng lưới theo hình bàn cờ:

Phan Đình Phùng (Carnot) Lê Hồng Phong (Giovanie)

Trần Phú (Gallien)

Hoàng Diệu (Pierre Pasquier)

Chu Văn An (Van Vollenhovent)

Hùng Vương (Briere de L Isle)

{49, tr.104} Đây chính là ngun nhân khu vực Hồn Kiếm và Ba Đình có sự biến đổi địa danh liên tục trong lịch sử.Lớp địa danh đường phố ở đây có sự

chồng xếp trong suốt quá trình phát triển. Đây cũng là khu vực xuất hiện nhiều nhất nhóm địa danh mang tên người. Do đó, nó cũng dễ dàng thay đổi dưới tác động của lịch sử và chính trị.

- Khơng gian đơ thị hóa thời hiện đại

Đây là khơng gian gắn với những biến động về địa giới và đơ thị hóa từ năm 1986 đến nay. Không gian này gần tương ứng với địa giới của các quận như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên….Những địa danh đường phố ở vùng ngoại thành xưa thường được định danh theo tên đơn vị hành chính và cư trú trước đó ( làng, xóm, thơn, xã….). Hình thức định danh này tạo cho địa danh đường phố Hà Nội màu sắc cổ kính, với những vùng đất cổ của Hà Nội đã được hình thành từ xa xưa.

Hình 3.2. Sơ đồ khơng gian đơ thị hóa mười thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)