X + từ chỉ vị trí
Nguồn gốc và quá trình biến đổi địa danh đường phố ở Hà Nộ
3.1.2. Sự ra đời địa danh đường phố (yếu tố B)
Cũng giống như sự ra đời của thuật ngữ phố, chưa thể xác định chính xác thời điểm xuất hiện tên phố, tức là thành tố B trong địa danh đường phố. Khác với phường là đơn vị hành chính xuất hiện từ khá sớm nên đã lưu lại khá nhiều trong các tài liệu hành chính cũng như trong sử sách, địa danh
phố chủ yếu là do dân gian quen gọi lâu mà thành. Vì thế nó khơng được coi
là đơn vị hành chính và cũng khơng được chính quyền phong kiến chấp nhận rộng rãi. Vì thế nó thường xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu đơn lẻ hoặc trong ca dao tục ngữ. Sự ra đời một địa danh nào đó, đều xuất phát từ nhu cầu định danh và cá thể hố đối tượng. Trong đời sống ở các đơ thị, hoạt động buôn, đi lại, giao lưu, trao đổi diễn ra rất nhộn nhịp trên các đường phố nên nhu cầu định danh để khu biệt và cá thể hoá đối tượng trở nên cần thiết. Tên đường phố ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu này. Vấn đề tên phố được đặt như thế nào, đặt ở đâu và do ai đặt, chưa hề có tài liệu nào đề cập đến. Theo chúng tôi, để l{ giải điều này, cần nhìn nhận dưới góc độ địa – văn hố của kết cấu hành chính và khơng gian đơ thị của Thăng Long – Hà Nội thời phong kiến. Ngay từ triều L{ và các triều đại sau này, Thăng Long đều được xây dựng thành hai khu vực riêng rẽ: Hoàng Thành và Kinh thành. Hồng thành là khu vực hành chính, chính trị, quân sự dành cho vua quan và bộ máy quyền lực phong kiến. Nó mang nặng yếu tố
“thành” với cấu trúc “thâm nghiêm, kín cổng cao tường”, khơng có hoạt
động buôn bán, trao đổi của dân chúng. Đối lập với Hoàng thành là Kinh thành. Nó được chia thành ba khu vực nhỏ: Khu văn hoá, giáo dục (gồm khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu Tràng Thi); Khu Thập Tam Trại ( Khu cư trú phía Tây thành Thăng Long), mang đặc trưng rõ nét của yếu tố nông nghiệp. Hai khu vực này không thể là nơi ra đời tên phố vì ở đó khơng diễn ra hoạt động buôn bán thường xuyên, sầm uất. Chỉ còn lại khu vực phường Hà Khẩu (Khu vực 36 phố phường ngày nay) là nơi có đầy đủ các yếu tố: Đông vui, nhộn nhịp, phồn hoa, hoạt động buôn bán và sản xuất ở trình độ
chun mơn hóa cao, yếu tố “thị” đậm nét nhất. Đây chính là nơi ra đời địa danh phố. Hoạt động trao đổi buôn bán ở đây diễn ra rất nhộn nhịp, mỗi
đường phố đều bán hoặc sản xuất một mặt hàng riêng biệt nên người ta lấy ln tên mặt hàng đó để đặt cho tên phố. Ngay từ thời Lê, trong “Lịch triều
hiến chương loại chí” đã có ghi tên hàng: Hàng Bơng, Hàng Dầu, Hàng Kèn.
Một giả định được đặt ra: Phải chăng, đó là tiền thân của các phố: Hàng Bông, Hàng Dầu, Hàng Kèn mà ở thời kz ấy chữ “phố” với { nghĩa là dãy
phố, là đường chưa lấn át chữ “phố” với nguyên nghĩa là cửa hàng? Đến đời Nguyễn, trong “Đại Nam nhất thống chí” đã thấy xuất hiện địa danh phố:
Phố Hàng Mã, Phố Hàng Mắm, Phố Hàng Giày…Đó chính là những địa danh đường phố xuất hiện đầu tiên ở Thăng Long – Hà Nội, và trên cả nước.