Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố Hà Nội đương đạ
2.1.4. Đặc điểm về phương ngữ
Trên sự hình thành và biến động của đặc điểm cư dân và những tác động của lịch sử, tiếng nói Hà Nội là kết quả của sự pha trộn, tiếp nhận, lựa chọn cách nói của nhiều tầng lớp người khác nhau cùng tới cư trú từ khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và về sau này là cả miền Trung và miền Nam. Do sự thu hút của sự phát triển kinh tế, văn hoá thương mại, nhiều cuộc di chuyển dân cư lớn tới Hà Nội đã diễn ra như cuộc tập kết ra Bắc của cán bộ miền Nam những năm 1954 1975 và các cuộc sơ tán chống Mỹ từ 1968 của Hà Nội ra các tỉnh rồi lại trở về Hà Nội. Những người di cư đến mảnh đất này tiếp nhận sự phong phú, tinh tế tiếng nói của người Hà Nội và ngược lại, tiếng nói của người Hà Nội cũng tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực, phong phú của các vùng khác làm cho tiếng nói Hà Nội có bản sắc riêng của Thủ đơ.
Theo Hồng Thị Châu {17, tr. 25}, đặc điểm về hệ thống thanh điệu, âm đầu, âm cuối được thể hiện như sau:
+ Hệ thống thanh điệu: có 6 thanh, đối lập từng đơi về âm vực và âm điệu. + Hệ thống phụ âm đầu: có 20 âm vị, khơng có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr, tức là không phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch.
+ Hệ thống âm cuối: có đủ các âm cuối ghi trong chính tả. Có 3 cặp âm cuối ở thế bổ túc là:
[ - nh, - ch + đứng sau nguyên âm dòng trước * I, ê, e + [ - ng, - k + đứng sau nguyên âm dòng giữa *ư, ơ, â, a, ă + [ - ngm , -kp + đứng sau nguyên âm dòng sau trịn mơi * u, ơ, o +
Trong chính tả đơi phụ âm này khơng được phân biệt với đôi phụ âm trên, tuy rằng phát âm khác nhau.
Người Hà Nội được đánh giá là “nói năng nhẹ nhàng, thanh lịch, giọng đầy nhạc tính, dễ nghe” {5, tr. 61}cũng chính là nhờ cách phát âm có
đủ 6 thanh điệu và khơng phát âm có giọng nặng (tức là khơng có phụ âm rung /r/, phụ âm sát /s/ và phụ âm quặt lưỡi /tr/. Việc không phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch sẽ dẫn tới hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong nói và viết. Mặc dù phát âm như vậy người Hà Nội vẫn viết đúng theo quy định của chính tả.
b. Về mặt từ vựng
Trong bối cảnh giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, vốn từ vựng - ngữ nghĩa của tiếng Việt ngày một phong phú và đa dạng. Những từ ngữ của các dân tộc thiểu số, từ ngữ nước ngoài, tiêu biểu là từ ngữ tiếng Hán,
tiếng Pháp, tiếng Anh…đã du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Tiếng Việt đã tiếp nhận từ ngữ nước ngồi một cách có chọn lọc và phổ thơng hố cho phù hợp với mỗi địa phương. Trong suốt 1000 năm đồng hoá, người Hán đã khơng ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách đồng hoá người Việt Nam nhưng khơng thành cơng. Một trong những chính sách đồng hố của người phương Bắc là vấn đề ngôn ngữ. Kết quả là từ ngữ mang yếu tố Hán Việt hiện nay chiếm khoảng 70% so với tiếng Việt toàn dân cũng là điều dễ hiểu. Đối với người Pháp, tình hình cũng diễn ra tương tự. Họ đến Việt Nam và ln tìm cách bổ sung vào ngôn ngữ tiếng Việt những yếu tố ngôn ngữ gốc Ấn – Âu và họ cũng chuyển dịch các từ địa phương vào ngơn ngữ của mình. Sự tiếp nhận các yếu tố từ ngữ ngoại lai nói trên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến vốn từ vựng nói chung, trong đó có vốn từ thuộc về địa danh.