X + từ chỉ vị trí
Ngôn ngữ Văn hoá
4.2.2. Nhóm địa danh đăng k{
4.2.2.1. Tiểu nhóm phản ánh động, thực vật và các đối tượng tự nhiên đang tồn tại trên đối tượng
Ví dụ: Ngõ Gốc Khế, Ngõ Cống Trắng, Ngõ Hồ Bãi Cát….
Trong tiểu nhóm này có một đặc điểm khá thú vị. Đó là mối quan hệ giữa { nghĩa phản ánh động vật, thực vật với { nghĩa phản ánh các sự kiện lịch sử và những biến cố trong đời sống. Mối quan hệ này thể hiện ở một số trường hợp điển hình sau:
- Phố Hoè Nhai: Hoè là cây hoè, Nhai có nghĩa là đường phố, nên có thể hiểu Hoè Nhai là là đường cây Hoè. Loại cây này mọc chủ yếu trên đường mà do đó con đường được mang tên này. Tuy nhiên nó lại gắn với sự kiện vào đời L{ có lệ quy định các triều thần mỗi người phải trồng một cây Hoè trên con đường từ Hoàng Thành ra bến Đông - bờ sông Hồng.
- Đường Kim Mã: Kim Mã là từ Hán Việt có nghĩa là ngựa vàng. Đây trước kia là nơi nuôi ngựa của nhà vua. Vì thế nó cịn có tên gọi là Tàu Mã hay Trại Mã.
- Đường Liễu Giai: Tương truyền trước kia con đường này trồng rất nhiều liễu để đối xứng với con đường trồng hịe phía bên kia Kinh thành. Giai có thể là từ đọc chệch của từ “Nhai” nghĩa là đường phố.
- Đường Ngọc Hà: Ngọc Hà có nghĩa là hoa cúc vàng. Từ xưa, đây đã là một trong “Thập Tam Trại” của kinh thành Thăng Long. Vùng đất này từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng hoa, cung cấp hoa tươi cho khắp Kinh thành, với những cô gái làng hoa khéo léo và đảm đang.
Trước kia, có một địa danh thuộc nhóm địa danh này, đó là Đường Quần Ngựa, vốn là địa danh Khu Quần Ngựa, trước kia người Pháp có xây ở đây trường đua ngựa. Địa danh này nay đổi thành Phố Đốc Ngữ.
4.2.2.2. Tiểu nhóm phản ánh phương hướng, vị trí của đối tượng so với đối tượng khác.
- Phản ánh phương hướng: Phố Nam Tràng, Phố Cửa Bắc, Phố Cửa Nam, Phố Đông Tác….
- Phản ánh vị trí: Phố Kim Mã Thượng, Đường Hạ Hồi, Phố Định Công Thượng, Phố Thượng Cát, Phố Thượng Thanh, Đường Tả Thanh Oai, Ngõ Trung Tả, Phố Trung Hịa…
Tiểu nhóm này khá phổ biến trong các tên làng, tên thơn, tên xóm của Hà Nội xưa và làng xã Việt Nam nói chung. Điều đó thể hiện mạch tư duy chung của cộng đồng người dân Việt.
4.2.2.3.Tiểu nhóm phản ánh nghề nghiệp truyền thống
Hệ thống này chúng tôi đã đề cập trong hầu hết các chương. Đó là dấu ấn đặc sắc nhất của hệ thống địa danh đường phố Hà Nội.
4.2.2.4. Tiểu nhóm phản ánh, những biến cố trong đời sống của đối tượng
Rất nhiều những sự kiện, biến cố trong đời sống của Thăng Long – Hà Nội đã được lưu lại thông qua những dấu ấn trên địa danh. Đó có thể là những sự kiện gắn với lịch sử dân tộc, cũng có thể chỉ là những biến cố mang tính địa phương, gắn với chính địa bàn sinh sống. Có thể nhận thấy một số trường hợp:
- Phố Ô Quan Chưởng, Phố Đống Mác: Trong lịch sử, Thăng Long vốn rất nhiều cửa ô, là những cửa ngõ nối với bên ngồi. Hiện nay chỉ cịn lại duy nhất Ô Quan Chưởng. Xuất xứ của hai địa danh Quan Chưởng và Đống Mác hiện nay vẫn chưa có những l{ giải thỏa đáng:
Ơ Quan Chưởng: Hiện nay có 4 thuyết l{ giải:
+ Cuối đời Lê có một quan Chưởng ấn lập dinh cơ ở cạnh cửa ơ nên vì thế mà thành tên (l{ giải của Hoa Bằng)
+ Đời Nguyễn có một quan chưởng cơ coi kiểm sốt cửa ơ, phàm thuyền bè qua lại phải trình quan này (l{ giải của Hồng Đạo Thúy)
+ Thời chống Pháp thời kz 1873 có một quan Chưởng vệ đã hy sinh tại cửa ô này trong chiến đấu (l{ giải của Doãn Kế Thiện)
+ Khi xây dựng cửa ơ có một khách thương họ Quan tên Chưởng đã bỏ ra nhiều tiền ủng hộ nên dân phố tưởng lệ bằng cách ghép tên vào cửa ô (l{ giải của Trần Huy Bá)
Địa danh Ô Đống Mác cũng được l{ giải theo hướng trên: Có l{ giải cho rằng trước kia đây là nơi quân Minh thất trận và bỏ lại giáo mác. Có thuyết lại cho rằng xưa kia đây là nơi danh nhân Mạc Đĩnh Chi từng sinh sống.
Quan Chưởng, Đống Mác là tên gọi dân gian của cửa ô Đông Hà và Lãng Yên. Do vậy những l{ giải về cửa ô này cũng là những l{ giải đậm chất dân gian, tính chính xác của nó đều chưa được thừa nhận.
- Phố Cổng Đục: Trước kia trên phố có một cái cổng được mở do người ta cần một lối đi chợ cho quân lính trong thành nên phải đục một cái cổng làm cửa ra. Một giải thích khác cho rằng đầu đời Trần do sợ náo động dân chúng, Trần Thủ Độ cho đục cổng ở phía sau để đưa linh cữu L{ Huệ Tông ra an táng ở phường An Hịa.
- Đường Thanh Niên: Sau hịa bình, thanh niên, học sinh Thủ đô tham gia phong trào lao động xã hội chủ nghĩa đã thực hiện kế hoạch mở rộng và tôn tạo đường Cổ Ngư trong hai năm 1958 – 1959. Bác Hồ đã tới thăm và đổi tên đường thành Đường Thanh Niên để kỷ niệm sự kiện { nghĩa này.
4.2.2.5. Tiểu nhóm phản ánh các địa danh tự nhiên, cơng trình xây dựng, văn hóa, tín ngưỡng… trên chính đối tượng
Rất nhiều địa danh đường phố được tạo nên bằng cách đặt theo tên đình, chùa, cầu, chợ, tên sơng, tên núi….trên chính tuyến đường phố đó. Những địa danh này thường gắn bó lâu dài với người dân và được nhiều người biết đến. Khi đặt tên đường phố, người ta lấy ln địa danh đó để đặt nhằm tạo ra sự thân thiết, quen thuộc và cũng thể hiện sự tôn trọng những giá trị văn hóa đặc sắc trên chính tuyến đường phố đó. Đồng thời nó cũng tạo ra một dấu ấn văn hóa đậm nét rằng địa danh đó chỉ có ở nơi này, sự kiện đó chỉ diễn ra ở đây, cơng trình này chỉ nơi đây mới có. Vì thế nó mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa địa phương. Khơng chỉ có vậy, Thăng Long – Hà Nội là một thủ đơ có bề dày lịch sử, văn hiến. Mỗi sự kiện, mỗi địa danh mỗi cơng trình đều ghi dấu ấn khơng chỉ của riêng Hà Nội mà cịn mang tính lịch sử của cả dân tộc. Chiếm số lượng lớn nhất là những địa
danh được chuyển hóa từ các cơng trình tín ngưỡng như chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ (26 địa danh), trong đó 18 địa danh được chuyển hóa từ nhóm địa danh chùa. Điều đó chứng tỏ dấu ấn văn hóa Phật giáo rất đậm nét ở Hà Nội.
Với lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm, Thăng Long – Hà Nội đã chứng kiến những sự kiện, những biến cố lớn của đời sống Thủ đô cũng như dân tộc. Rất nhiều trong số những biến cố, dấu tích đó đã được ghi lại trên địa danh. Như một tấm bia ghi lại lịch sử, có thể dựa trên những dấu vết của địa danh để phục dựng lại quá trình phát triển của lịch sử Hà Nội cũng như dân tộc. Rất nhiều địa danh còn ghi lại những dấu ấn trong đời sống chính trị và xã hội cũng như cơ cấu tổ chức trong thời kz phong kiến. Nhờ những địa danh này mà người ta có thể hình dung về một Thăng Long – Hà Nội trong thời kz phong kiến. Tiêu biểu có thể kể đến dấu tích của những địa danh:
- Phố Cửa Bắc, Phố Cửa Đơng, Phố Cửa Nam: Thành Thăng Long vốn có hệ thống các cửa thành, là nơi thông ra Kinh thành, hoặc là nơi để quan lại vào chầu…Mỗi cửa thường thông ra một hướng khác nhau. Cửa Bắc là cửa chính bắc thời Nguyễn, trơng ra hồ Tây của thành Thăng Long, cịn có tên là cửa Diệu Đức. Cửa Đơng là cửa chính đơng, trơng ra khu vực chợ Cầu Đơng, cịn có tên là cửa Tường Phù, dân gian gọi là Cửa Đông – Cổng Tỉnh. Cửa Nam là cửa chính nam, cịn có tên là cửa Đại Hưng – cửa vào triều của các quan.
- Phố Xã Đàn: Xã Đàn là tên gọi tắt của Đàn Xã Tắc được xây dựng từ năm Thiên Cảm Thánh Võ thứ 5 (1048) đời L{ Thánh Tơng để hàng năm vua tới đó tế thần Hậu Thổ và Thần Nơng, hai vị thần chủ chốt của nghề trồng lúa
nước, cầu mong cho mưa thuận gió hịa, mùa màng xanh tốt. Di chỉ Đàn Xã Tắc được phát hiện khi xây dựng đường nên thành phố đặt cho tên cổ để ghi lại dấu xưa.
- Phố Khâm Thiên: Từ thời Hồng Đức, trên phố này có một đài thiên văn tên là Khâm Thiên giám có nhiệm vụ theo dõi thời tiết, lập lịch hàng năm. Ngày nay, đài thiên văn đó khơng cịn. Dấu vết còn lại là địa danh phố Khâm Thiên và phường Khâm Thiên.
- Phố Giảng Võ: Năm 1253 vua Trần Nhân Tông cho lập Giảng Võ Đường. Đây là trường học võ bị cao cấp chuyên đào tạo các tướng lĩnh. Đối tượng học tập chủ yếu là các qu{ tộc họ Trần. Nội dung đào tạo khơng chỉ có là kỹ thuật chiến đấu mà quan trọng hơn là kỹ năng chỉ huy. Từ Giảng Võ Đường, nhà Trần đã đào tạo được nhiều tướng lĩnh xuất sắc cho quân đội, có đóng góp lớn trong các cuộc khởi nghĩa chống Nguyên Mông
- Phố Phủ Dỗn: Năm 1466, Lê Thánh Tơng tiến hành một số cải cách hành chính. Khu vực kinh đơ đặt phủ, gọi là phủ Trung Đô. Phủ Trung Đô đến 1469 đổi tên thành phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Quan đứng đầu phủ Phụng Thiên, khu vực hành chính đặc biệt, tức đất Kinh kz, gọi là Phủ Doãn. Tại lỵ sở phủ Phụng Thiên có một dinh thự làm nơi ở và làm việc của các quan Phủ Doãn. Đến thời Nguyễn, khi Kinh đơ chuyển vào Huế thì đứng đầu phủ Phụng Thiên không phải là chức quan Phủ Doãn nữa.
- Phố Quán Sứ: Trên phố xưa kia có khu sứ quán, là nơi chuyên đón sứ thần các nước như Chiêm Thành, Chân Lạp, Qua Oa sang cơng cán nước ta. Vì thế nơi này có tên là Quán Sứ. Về sau xây dựng chùa trên nền khu nhà này nên được gọi là Chùa Quán Sứ, nay là trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Phố Tràng Tri: Trên phố trước kia là nơi các sỹ tử từ Thanh Hóa trở ra đến thi Hương nên gọi là Tràng Thi. Thi Hương ba năm tổ chức một lần, thời gian trống giữa các kz thi nơi đây được tận dụng để nhân dân cày cấy. Khóa thi Hương cuối cùng tại đây là năm 1879.
- Phố Văn Miếu, Phố Quốc Tử Giám: Đây là những địa danh biểu tượng cho nền văn hiến Thăng Long. Văn Miếu được xây dựng năm 1070, là nơi thờ Khổng Tử. Năm 1076, cho xây thêm Quốc Tử Giám ở liền bên. Đây trở thành trường đại học đầu tiên ở nước ta, đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước. Có 82 văn bia ghi tiến sĩ các đại khoa từ năm 1442 – 1779.
4.2.2.6.Tiểu nhóm phản ánh dấu ấn tơn giáo và văn hóa dân gian
Một số địa danh mang trong mình những dấu tích của truyền thuyết, sự tích, điển tích, điển cố hoặc tên gọi gắn với những dấu ấn của tín ngưỡng, tơn giáo. Theo thống kê, có một số địa danh phản ánh tính văn hóa của địa danh:
- Đường Cầu Bươu: Cầu Bươu là địa danh gắn liền với sự tích về cậu học trị mài mực. Vào mùa hạn hán, cây cối khô héo, ruộng đất nứt nẻ, ở vùng bắc huyện Thường Tín, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, có một thầy đồ đang dạy học. Như thường lệ, mỗi hơm đến lớp phải có một anh học trò mài mực từ trước để cho thầy đồ dùng. Hơm đó, đến lượt một học trò mài mực nhưng kz lạ thay, mài được bao nhiêu thì anh ta lại uống bấy nhiêu. Đến lúc vào lớp, thầy đồ hỏi đến mực thì anh ta cứ đứng z ra. Thầy đồ tức giận đã đánh anh học trò này bươu cả đầu lên. Cũng lạ thay, càng bị đánh thì anh học trị này càng phun mực ra phì phì. Mực phun đến đâu thì mưa tn đến đó. Nhân dân vơ cùng sung sướng vì có nước để cấy cày. Sau trận mưa đó, anh học trị về đến gần chiếc cầu mà hàng ngày anh vẫn thường qua thì bị
sét đánh chết. Lúc đó mọi người mới hiểu rằng anh học trò này là con vua Thủy Tề phái lên để giúp dân. Việc anh phun mực làm mưa là trái lệnh trời nên Ngọc Hồng sai Thiên Lơi đánh chết.
Nhân dân quanh vùng thương tiếc anh nên đã lập đền thờ. Có lẽ vì khơng biết tên anh là gì mà chỉ biết đến việc anh bị thầy đồ đánh bươu đầu nên người ta đặt tên cho cái cầu anh thường đi học qua và cũng là nơi anh bị Thiên Lôi đánh chết ở Cầu Bươu (có nơi dân gọi chệch là Cầu Biêu).
- Phố Bích Câu: Bích Câu đã trở thành một địa danh trong truyện Nơm Bích Câu kz ngộ - cuộc gặp gỡ kz lạ bên Ngòi Biếc. Đây vốn là thể loại cổ tích thần kz chịu ảnh hưởng của đạo thần tiên, một loại hình tơn giáo hỗn hợp với tín ngưỡng dân gian rất thịnh hành ở thời Lê. Bích Câu chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ kz lạ và mối tình người – tiên giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Đó là câu chuyện cổ tích thần tiên nhẹ nhàng, thơ mộng, có { nghĩa ca ngợi tự do yêu đương, ca ngợi tình yêu tha thiết thủy chung:
Rằng tiên hay tục ở mình
Nghìn thu hỏi khách chung tình là ai
Sau này, nhân dân Thăng Long dựng Bích Câu đạo quán – một địa điểm hành giáo của Đạo giáo ở Thăng Long, ngay trên nền nhà Tú Uyên ở trước, như để ghi lại cho mn đời câu chuyện tình kz ảo của đơi trai gái bên Ngịi Biếc. Phố Bích Câu trước kia nằm trên đất thơn Cận Tú Uyên, phường Bích Câu, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Những tên thôn, phường hiện nay khơng cịn, chỉ còn địa danh Phố Bích Câu và đền thờ Bích Câu đạo quán trên phố Cát Linh.
- Phố Thiền Quang: Thiền Quang là từ Hán Việt, có nghĩa là ánh sáng của thiền. Đây vốn là tên Thôn Thiền Quang, Tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tên gọi này đã phản ánh rõ nét dấu ấn Phật giáo trong đời sống tâm linh của người Thăng Long – Hà Nội.
Trước kia cịn có một số địa danh cũng mang { nghĩa văn hóa như Phố Tao Đàn, Phố Duy Tân…