Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố Hà Nội đương đạ
2.2.2. Phương thức chuyển hoá
Chuyển hoá là phương thức chuyển từ một loại địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong q trình chuyển hố, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ hoặc thêm yếu tố mới. Sau khi chuyển hố, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới.
Phương thức chuyển hoá xuất hiện nhiều với số lượng dày đặc trong hệ thống địa danh Hà Nội nói chung. Ví dụ như địa danh Đồng Xn, vốn là tên phường Đồng Xuân, thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Cho đến hiện nay, địa danh này đã được chuyển hoá thành nhiều loại địa danh, với nhiều trường nghĩa: Chợ Đồng Xuân, Hồ Đồng Xuân, Đình Đồng Xuân, Phố Đồng Xuân… Khi xem xét, chúng tơi nhận thấy đối tượng được chuyển hố nhiều nhất chính là hệ thống địa danh hành chính.
Đây là phương thức phổ biến và có số lượng lớn nhất trong hệ thống địa danh đường phố Hà Nội. Vì thế, địa danh đường phố mang trong nó hầu hết những phân loại địa danh khác ở Hà Nội. Nó là kết quả của q trình đơ thị hoá lâu dài và liên tục trong lịch sử. Địa danh đường phố tuy là yếu tố mới xuất hiện so với hệ thống địa danh khác nhưng lại có khả năng gìn giữ và bảo lưu những dấu ấn văn hoá truyền thống mà những hệ thống địa danh khác, theo thời gian và những biến động của lịch sử có thể mất đi. Ví dụ như hệ thống thành luỹ được xây dựng bao quanh Hà Nội trong suốt thời kz Bắc thuộc và phong kiến, đến nay đã hồn tồn khơng cịn tồn tại, chỉ có tên gọi các đường phố như Đường Đê La Thành, Đường La Thành, Đường Đại La….là dấu hiệu duy nhất còn lưu giữ để nhắc nhớ về những hệ thống phòng thủ này trong lịch sử.
2.2.2.1. Chuyển hoá từ địa danh chỉ đối tượng tự nhiên
Hà Nội là vùng đất được khai phá từ lâu đời, địa danh tự nhiên tuy là hệ thống xuất hiện sớm nhất, nhưng do điều kiện lịch sử cũng như quá trình khai phá lâu dài của con người nên lớp địa danh tự nhiên này dễ bị mất đi cùng với sự mất đi của đối tượng tự nhiên đó. Ví dụ như hiện nay, người ta khơng thể tìm ra chính xác địa danh núi Long Đỗ, nơi được coi là
trung tâm của thành Thăng Long đời L{ - Trần, gắn với rất nhiều truyền thuyết và thần tích. Rất nhiều địa danh trong số đó, khi chuyển sang hệ thống địa danh đường phố thì vẫn được giữ lại. Đó là dấu tích và tư liệu quan trọng trong việc phục dựng không gian Hà Nội xưa, hoặc nghiên cứu một vấn đề nào đó trong lịch sử. Có 3 loại địa danh tự nhiên được chuyển hoá thành địa danh đường phố gồm hồ, sơng, núi. Thống kê có 11 trường hợp thuộc dạng chuyển hoá này. Đặc điểm cấu tạo của quá trình chuyển hố này gồm hai dạng:
a. Chuyển nguyên cả đối tượng địa lí lẫn tên riêng
Cách thức này lấy cả yếu tố danh từ chung lẫn danh từ riêng làm cụm danh từ riêng:
Hồ Hoàn Kiếm → Phố Hồ Hoàn Kiếm, Núi Trúc → Phố Núi Trúc, Núi Đôi → Đường Núi Đôi, Tây Hồ → Đường Tây Hồ, Hồng Hà → Đường Hồng Hà, Hồ Bãi Cát → Ngõ Hồ Bãi Cát
b. Chỉ chuyển tên riêng của đối tượng địa l{ thành tên riêng của đường phố
Hồ Thiền Quang → Phố Thiền Quang, Sông Kim Ngưu → Phố Kim Ngưu…
Đặc điểm này còn được lặp lại ở các nhóm địa danh khác (địa danh hành chính, cư trú, địa danh cơng trình xây dựng)
Hà Nội là một đơ thị được hình thành lâu đời, mật độ dân cư đơng đúc. Q trình đơ thị hố diễn ra lâu dài. Trong q trình đó, khi mở những con đường mới, người ta lấy tên gọi của những cơng trình xây dựng có sẵn trên chính địa bàn đó để đặt tên cho đường phố. Cách định danh này thể hiện rõ sự gắn bó của địa danh đường phố với những dấu ấn đặc trưng trên tuyến đường phố đó. Đó là cách đặt theo tên đình, chùa, tên cầu, tên chợ…Nó gần giống với cách đặt tên làng xóm ở nơng thơn (xóm Cây Đa, thôn Chùa Đồng, làng Giếng…). Nhiều địa danh khơng cịn, nhưng tên gọi của nó thì vẫn được lưu giữ trong địa danh đường phố. Vì thế địa danh đường phố có tính bảo lưu rõ rệt.
a. Chuyển hóa từ cơng trình giao thơng (cầu, cống, ga, bến…)
Cầu Bươu → Đường Cầu Bươu Cầu Đất → Phố Cầu Đất
Cống Trắng → Ngõ Cống Trắng
Ga Đông Anh → Đường Ga Đông Anh Bến Tây Trà → Phố Tây Trà…
b. Chuyển hóa từ cơng trình xây dựng gắn với hoạt động chính trị, kinh tế, qn sự, văn hố, tín ngưỡng…
Chúng tôi thống kê được những đối tượng cơng trình xây dựng sau đã được chuyển hoá thành địa danh đường phố: Chợ, nhà, cột, đàn, đê, pháo đài, ô, cửa, phủ, quán, nhà thờ, đền, chùa, đình, miếu, nhà thờ.
Ví dụ: Chợ Gạo → Phố Chợ Gạo, Chợ Khâm Thiên → Ngõ Chợ Khâm Thiên, Nhà Dầu → Ngõ Nhà Dầu, Cột Cờ → Phố Cột Cờ, Đàn Xã Tắc → Phố Đàn Xã
Tắc, Đê La Thành → Đường Đê La Thành, Pháo Đài Láng → Phố Pháo Đài Láng, Ô Quan Chưởng → Phố Ô Quan Chưởng, Cửa Nam → Phố Cửa Nam, Phủ Doãn → Phố Phủ Doãn, Quán Thánh → Đường Quán Thánh, Nhà Thờ Tân Lạc → Ngõ Tân Lạc, Đền Tương Thuận → Ngõ Đền Tương Thuận, Đình Đơng → Ngõ Đình Đơng, Chùa Hồng Phúc → Phố Hồng Phúc, Miếu Chợ → Ngõ Miếu Chợ…
2.2.2.3. Chuyển hoá từ địa danh hành chính và cư trú sang địa danh đường phố.
Đây là nhóm địa danh chuyển hố có số lượng rất lớn trong hệ thống địa danh đường phố. Hình thức này có từ rất sớm trong hệ thống địa danh đường phố. Nó là kết quả của q trình chuyển hố lâu dài và liên tục trong lịch sử. Những đơn vị hành chính như xã, thơn, giáp, xóm, làng, phường…được dùng để đặt cho địa danh đường phố gắn liền với quá trình đơ thị hố của Hà Nội. Đó là q trình biến huyện thành quận, xã thành phường, thơn xóm thành đường phố. Với một đơ thị có bề dày như Hà Nội, quá trình này diễn ra liên tục trong lịch sử. Khi mở những con đường mới, người ta lấy luôn địa danh các xã, thôn mà nó đi qua để đặt cho địa danh đường phố. Do đó, đường phố đương nhiên thừa hưởng tồn bộ { nghĩa của tên gọi đó. Việc định danh ở làng xóm ngoại thành khác với việc định danh đường phố. Nó thường gắn với với đặc điểm về tự nhiên, xã hội cũng như đặc trưng về con người và cuộc sống của con người ở địa phương đó. Đó cũng là lớp nghĩa quan trọng mà địa danh đường phố được thừa hưởng trong q trình đơ thị hoá. Điều đáng lưu { là nếu địa danh đường phố ra đời khá muộn thì địa danh làng xã lại ra đời từ trước đó rất lâu, thuộc một trong những hệ thống địa danh cổ của Hà Nội. Như thế, việc vay mượn địa danh hành chính, cư trú để đặt cho địa danh đường phố góp phần làm giàu
thêm { nghĩa về đặc trưng ngơn ngữ cũng như văn hố cho địa danh đường phố, tạo ra một cái nhìn có chiều sâu về địa chí Hà Nội xưa, khi ngay trên những đường phố nhộn nhịp ngày hôm nay, vẫn lưu giữ những tên gọi của làng xã xưa, như một dấu ấn văn hố làng trong phố.
Ví dụ:
Làng Ái Mộ → Đường Ái Mộ, Thôn Báo Linh → Phường Báo Linh, Phường Bích Câu → Phố Bích Câu, Giáp Đơng Thái → Phố Đơng Thái , Tổng, Khương Đình → Phố Khương Đình , Trại Liễu Giai → Đường Liễu Giai, Ấp Thái Hà → Đường Thái Hà, Xã Đa Tốn → Đường Đa Tốn, Huyện Thanh Đàm → Phố Thanh Đàm…
Bảng 2.2. Thống kê địa danh theo phương thức chuyển hóa
TT Phương thức chuyển hóa Số
lượng
Tỷ lệ
1 Chuyển hóa từ địa danh chỉ đối tượng tự
nhiên
11 4,1
2 Chuyển hóa từ địa danh cơng trình xây dựng 53 19,8
3 Chuyển hóa từ địa danh hành chính và cư trú 204 76,1
Tổng 268 100