Vấn đề thành tố chung trong tên riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 56 - 60)

Phương thức định danh và cấu tạo địa danh đường phố Hà Nội đương đạ

2.3.1. Vấn đề thành tố chung trong tên riêng

Trong tên riêng của địa danh, lại xuất hiện những thành tố chung do quá trình chuyển hố, như chúng tơi đã nêu ở chương 1. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong tất cả các địa danh ở các địa phương. Giữa thành tố chung và thành tố riêng có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau trong phức thể địa danh: thành tố riêng có chức năng hạn định cho thành tố chung, song ở một số trường hợp thì thành tố chung lại tác động trở lại, hạn định cho thành tố riêng. Đây là điều nằm trong quy luật phổ quát của việc sử dụng ngôn từ: dùng cái hữu hạn để biểu thị cái vô hạn. Ở đây, chúng tơi xét kỹ hơn vai trị của những thành tố này trong cấu tạo tên riêng của địa danh.

Bảng 2.7. Phân loại thành tố chung trong yếu tố tên riêng

Xu hướng

Địa danh có thành tố chung bị riêng hố

Tổng Chuyển hoá Chuyển hố bộ phận

chuyển hóa

hồn tồn

Số lượng

4 Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 87

59 23 1

Tỷ lệ (%) 0,5 8,07 3,1 0,13 11,9

2.3.1.1.Chuyển hố hồn tồn

Là xu hướng mà thành tố chung độc lập tạo thành tên riêng: Đường Láng, Ngõ Bãi, Ngõ Huyện, Ngõ Đồng

2.3.1.2. Chuyển hoá bộ phận

Là xu hướng mà thành tố chung xâm nhập vào yếu tố B làm thành một bộ phận của yếu tố B. Thành tố chung có thể trở thành yếu tố 1, yếu tố 2, yếu tố 3, và n yếu tố trong thành tố B. Mỗi yếu tố được gọi tên tương ứng với vị trí âm tiết mà nó đứng. Và khi thành tố chung đứng ở vị trí nào thì chúng có ảnh hưởng và tác động nhất định đến cấu tạo địa danh. Chúng ta có thể xem xét xu hướng chuyển hoá bộ phận theo vị trí phân bố của thành tố chung vào địa danh như sau:

a. Chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất của tên riêng

Ví dụ: Phố Núi Trúc, núi là thành tố chung chỉ loại hình địa danh tự nhiên đã chuyển hoá thành thành yếu tố thứ nhất trong thành tố B: Núi Trúc. Khi chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất, sự tác động của thành tố chung lên địa danh có tính chất bao hàm. Mơ hình cấu trúc giữa chúng với bộ phận khác của địa danh giống với mơ hình cấu trúc của phức thể địa danh chung.

Mơ hình

Phức thể địa danh

Thành tố chung Địa danh

Thành tố chung chuyển hoá

Tên riêng

Ví dụ Đường Cầu Bươu

Nếu thành tố chung và loại hình có mối quan hệ với nhau bằng chức năng hạn định thì thành tố chung chuyển hố cũng có mối quan hệ hạn định với tên riêng. “thành tố chung” và “thành tố chung chuyển hố” là cái được hạn định, cịn địa danh và tên riêng là cái hạn định. Ví dụ, trong phức thể địa danh Phố Chùa Hà, bậc 1 có thành tố chung là Phố, kết hợp với địa danh Chùa Hà. Đến lượt mình, địa danh Chùa Hà lại là sự kết hợp của thành tố chung chuyển hoá là Chùa và tên riêng là Hà.

b. Chuyển hoá thành yếu tố thứ hai và yếu tố thứ ba của tên riêng

+ Chuyển hoá thành yếu tố thứ hai: Ví dụ, Phố Ngũ Xã, thành tố Xã là thành tố chung, chuyển vào yếu tố thứ 2 của tên riêng.

+ Chuyển hoá thành yếu tố thứ 3: Phố Pháo Đài Láng

Việc chuyển hoá vào yếu tố thứ hai hay thứ ba thực chất là mơ hình có cấu trúc giống nhau. Những thành tố chung chuyển hoá hầu hết đều nằm ở vị trí cuối cùng của địa danh.

Khảo sát các địa danh này, chúng tôi nhận thấy phần lớn những thành tố chung chuyển hố đều có nguồn gốc Hán - Việt (VD: trì (ao), điền (ruộng), sơn (núi), tràng (làng)….Do đó cũng chịu ảnh hưởng cấu tạo theo trật tự tiếng Hán, cấu tạo ngược. Mặc dù vậy, vai trị làm yếu tố hạn định

trước nó vẫn tồn tại, duy chỉ có vị trí là ngược so với phương cách chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất trên.

Bảng 2.9. Chuyển hóa thành tố chung vào yếu tố thứ hai của tên riêng

Mơ hình Phức thể địa danh Thành tố A Thành tố B VD Yếu tố 1 Thành tố chung Phố Nam Tràng Đường Hồng Hà Phố Hoè Nhai Đường Tây Hồ Phố Pháo Đài Láng

Ở các trường hợp trên ta có thể thấy rõ vị trí phân bố của thành tố chung khi chuyển hoá theo dạng này khá đa dạng. Chúng có thể đứng đầu, đứng cuối và đứng giữa. Do đó việc xem xét sự chuyển hố này khơng thuần tu{ chỉ ở mặt vị trí mà cịn phải tính đến ngữ nghĩa và mối liên hệ giữa chúng.

Xét về khả năng kết hợp, địa danh đường phố có khả năng kết hợp cao nhất. Có thể l{ giải điều này dựa trên tính chất của địa danh đường phố là ra đời muộn hơn so với địa danh khác. Vì thế nó thừa hưởng những địa danh có sẵn trên địa bàn. Những địa danh này vốn đã có cấu tạo hồn thiện. Khi chuyển sang địa danh đường phố, nó được thêm vào thành tố chung của địa danh đường phố. Do đó, dễ dẫn đến sự xâm nhập của yếu tố chung vào thành tố riêng. Đồng thời, trong địa bàn mật độ các cơng trình nhân tạo dày đặc như ở Hà Nội, những thành tố chung có số lượng rất lớn.

Khi diễn ra q trình chuyển hố, những thành tố chung này cũng đương nhiên trở thành thành tố riêng trong cấu tạo địa danh đường phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh đường phố ở hà nội luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)