Kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 40)

5. Cấu trúc của luâ ̣n văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN ở Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tỷ lệ hộ nghèo khá cao so với các nơi khác trên cả nước. Trong số hộ nghèo của tỉnh, hộ dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có những xã tỷ lệ hộ nghèo còn trên 35% năm 2010. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm là 7,1%. Năm 2015, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 18.447 hộ, chiếm 6,65% dân số. Qua 5 năm thực hiện giảm nghèo, năm 2015 Tuyên Quang đã giảm số hộ nghèo xuống còn 6,65%.

Năm 2015 Tuyên Quang đã thực hiện tốt các giải pháp:

- Quy hoạch sử dụng đất đai, huy động tối đa diện tích đất đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thị trường ví dụ cây cam, bò sữa...

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, kênh mương, điện, trường học, trạm y tế... và tăng cường trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

Kết quả sau một năm tích cực thực hiện các giải pháp đầu tư công cho XĐGN trên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm thêm 5,72%, đây là một kết quả rất đáng khích lệ.

Với xuất phát điểm thấp, lại có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số khá cao (chiếm trên 83% tổng dân số toàn huyện), từ lâu, Lạc Dương được xếp vào nhóm địa phương khó khăn của tỉnh. Tuy chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp xã, nhưng Lạc Dương lại có đến 4 xã và 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, bộ mặt nông thôn trong huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo tại địa phương theo hướng bền vững. Huyện ủy Lạc Dương đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội về giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015. Trên cơ sở đó, UBND huyện cũng đã ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy và thành lập các tổ công tác hỗ trợ các xã và thôn nghèo khảo sát nhu cầu đầu tư của từng hộ và giao các ngành chuyên môn thẩm định. Theo đó, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm mạnh theo hướng bền vững. Nếu như, cuối năm 2012, toàn huyện có hơn 910 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,37% tổng số hộ dân, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,82% thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm xuống còn 254 hộ, chiếm 6,57%, đạt mức giảm bình quân hộ nghèo từ 4-5%/năm. Riêng các xã nghèo giảm bình quân từ 6-7%/năm. Thời gian qua, huyện Lạc Dương đã tập trung thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó chú trọng quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo tại 4 xã, 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Từ năm 2012 đến 2015, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Lạc Dương đã hỗ trợ trên 23,4 tỷ đồng cho các xã nghèo, thôn nghèo trong huyện thực hiện các nội dung như: chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ khai hoang, phục hóa, thâm canh, chuyển đổi cây trồng, phân lô quy hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ học nghề... Ngoài ra, huyện còn thực hiện đồng bộ một số chính sách, dự án giảm nghèo khác như: chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo, khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở và đất sản xuất cho người nghèo, giao khoán quản lý bảo vệ rừng và xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo... với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số tỉnh miền núi phía Bắc trong việc quản lý đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo, là những tư liệu tham khảo có giá trị. Tuy nhiên, việc vận dụng chúng như thế nào vào từng địa phương là tuỳ thuộc ở quan điểm, nhận thức, và cách giải quyết của từng quốc gia và từng địa phương. Có thể tóm tắt những bài học kinh nghiệm như sau:

- Đầu tư trọng điểm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho xoá đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, xác định đây là khu vực trọng điểm cần được ưu tiên.

- Đầu tư vào con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, điện, nước sạch... để tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người nghèo.

- Đầu tư tăng tài sản cho người nghèo bằng cách: Có chính sách để họ được sở hữu ruộng đất, cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, trợ giá đầu vào.

- Đầu tư hỗ trợ nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ thông qua đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật, cây, con giống, tiếp cận thị trường.

- Đổi mới cơ chế, chính sách phân bổ vốn đầu tư, tổ chức quản lý, thực hiện vốn đầu tư XDGN một cách công khai, minh bạch và hiệu quả.

- Thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu của từng người dân đặc biệt là ở các xã nghèo, vùng nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 40)