Năng lực thực hiện các chương trình, dự án cho XĐGN tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 99)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư công cho XĐGN

3.4.2. Năng lực thực hiện các chương trình, dự án cho XĐGN tại huyện

Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

Năng lực Ban quản lý dự án huyện: Ban Quản lý các dự án huyện Pác Nặm được thành lập theo Quyết định số 1518/2003/QĐ-UB ngày 31/7/2003 của UBND huyện Pác Nặm nhằm quản lý, điều hành các dự án do UBND

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

huyện làm chủ đầu tư. Thời gian đầu, Ban quản lý dự án của huyện được giao 03 biên chế, đến cuối năm 2015 tăng lên thành 06 biên chế. Trong 06 cán bộ Ban quản lý dự án huyện thì có tới 02 cán bộ có chuyên ngành về kinh tế tài chính, 01 cán bộ về xây dựng, 03 cán bộ có chuyên ngành khác.

Bảng 3.27: Trình độ công chức Ban quản lý dự án huyện Pác Nặm tính đến tháng 12/2016

Chỉ tiêu đánh giá

Các ngạch Trình độ chuyên môn Hệ đào tạo

CVC CV CS TS ThS CN CĐ,TrC CQ TC CT

Số lượng

(người) 0 6 0 0 1 4 1 4 2 0

Tỷ lệ (%) 0,00 100,00 0,00 0,00 16,67 66,66 16,67 66,66 33,34 0,00

(Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Pác Nặm)

Hầu hết các bộ của Ban quản lý đã được hoàn thiện ở trình độ Đại học, đảm bảo năng lực quản lý các dự án, tuy nhiên, các cán bộ tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm quản lý chưa trên các lĩnh vực khác nhau của các dự án XĐGN còn chưa nhiều, gây ra nhiều hạn chế đến hiệu quả quản lý dự án

Năng lực của các cán bộ huyện, xã, thôn: Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ huyện, xã, thôn tại Pác Nặmcòn nhiều vấn đề cần bàn luận. Một bộ phận không nhỏ cán bộ xã, thôn chỉ tốt nghiệp PTTH hoặc chỉ mới tốt nghiệp cấp II nên trình độ, năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế. Cán bộ cấp huyện đảm bảo về chuyên môn nhưng còn thiếu kỹ năng lập kế hoạch, vận động và tổ chức cộng đồng tham gia các hoạt động XĐGN.

Bảng 3.28: Trình độ, năng lực của các cán bộ huyện, xã, thôn tại Pác Nặm tính đến tháng 12/2016

Chỉ tiêu đánh giá Trình độ chuyên môn Hệ đào tạo TS ThS CN CĐ,TrC PT, TH CQ TC CT

Số lượng (người) 0 3 15 10 4 18 8 6

Tỷ lệ (%) 0,00 9,38 46,88 31,25 12,50 56,25 25,00 18,75

Thống kê về Trình độ, năng lực của các cán bộ huyện, xã, thôn tại Pác Nặm tính đến tháng 12/2016 cho thấy số cán bộ đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ là 46,88%; tiếp đến là số cán bộ đạt trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 31,25%. Số cán bộ đạt trình độ thạc sỹ chỉ chiếm 9,38%, toàn huyện chưa có cán bộ đạt trình độ tiến sỹ, số lượng cán bộ mới chỉ tốt nghiệp trung học hoặc phổ thông vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, lên tới 12,5%. Về hình thức đào tạo, lượng cán bộ được đào tạo theo hình thức chính quy còn có tỷ lệ chưa cao, chỉ 56,25%; 25% cán bộ được đào tạo tại chức và 18,75% cán bộ đào tạo theo hình thức cử tuyển. Thống kê này cho thấy trình độ cán bộ thôn, xã của Pác Nặm còn chưa cao, gây nhiều hạn chế cho hoạt động quản lý đầu tư công XĐGN tại huyện.

Ngoài ra, việc tăng cường các cán bộ trẻ về công tác tại các xã nghèo còn nhiều bất cập. Hiện nay còn thiếu một cơ chế hướng dẫn cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại các xã nghèo. Mặt khác tâm lý hưởng không các nguồn hỗ trợ, việc nhận phần trăm từ các dự án đang làm triệt tiêu động lực phấn đấu, tâm huyết của cán bộ lãnh đạo địa phương. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác đầu tư công cho XĐGN.

Năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu:

Để một dự án đầu tư xây dựng hoàn thành đúng pháp luật, đạt hiệu quả tích cực đối với phát triển kinh tế, chính trị xã hội của địa phương thì giai đoạn thực hiện đầu tư đóng vai trò quyết định, số phận của dự án nằm trong tay chủ đầu tư, vì vậy nếu tổ chức hay cá nhân được giao nhiệm vụ này trước hết phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và trên hết là ý thức trách nhiệm trước pháp luật. Chủ đầu tư thực hiện các chương trình đầu tư công trên địa bàn huyện Pác Nạm là UBND huyện, UBND các xã, Ban quản lý dự án huyện.

Nhưng nhìn chung năng lực và trình độ hiểu biết của các chủ đầu tư này còn rất hạn chế, đa phần đều bị các nhà thầu chi phối mặc dù mình là chủ đầu tư. Thực tế đối với một số công trình nhỏ được phân cấp về đến cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

xã và khi đó UBND xã làm chủ đầu tư thì ở đây chủ đầu tư không có thực quyền, mà các chủ đầu tư đều bị chi phối mà chỉ biết phối hợp cung cấp thông tin, ký các thủ tục cần thiết.

Xét về năng lực nhà thầu thì đã có không ít các nhà thầu là các doanh nghiệp vừa mới hoạt động đã được trúng thầu mặc dù chưa có kinh nghiệm. Trong các gói thầu đấu thầu rộng dãi hay chào hàng cạnh tranh thì thường chỉ có 3 nhà thầu tham gia, và dĩ nhiện có 02 nhà thầu sẽ không đủ tiêu chuẩn điều kiện do chào giá vượt quá giá gói thầu. Kết quả là chỉ có một vài nhà thầu “độc diễn” các gói thầu trong suốt nhiều năm qua. Đã có trường hợp nhà thầu mới thành lập vẫn được chỉ định thầu rất nhiều công trình, thậm chí còn hình thành Liên doanh cho “có lý” để trúng thầu và rồi làm đến hơn 3 năm mới xong, gói thầu xây lắp Trụ sở UBND xã Cao Tân là ví dụ điển hình.

Đơn vị tính: %

Hình 3.5: Kết quả đánh giá về năng lực các chủ dự án và nhà thầu của cán bộ quản lý dự án các cấp tại huyện Pác Nặm

(Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu khảo sát)

Theo đánh giá của cán bộ quản lý dự án XĐGN các cấp tại huyện Pác Nặm thì năng lực, trình độ và kinh nghiệm thi công của các chủ dự án và nhà thầu còn chưa cao. Chỉ 32% cán bộ quản lý đánh giá các chủ dự án và nhà thầu có năng lức tốt, 45% đánh giá bình thường và có tới 23% cán bộ thẳng thắn phê bình đội ngũ chủ dự án và nhà thầu có trình độ còn kém. Đây

là một hạn chế rất lớn của việc thực hiện các dự án, làm giảm chất lượng các công trình, dự án, giảm hiệu quả của các chương trình XĐGN tại huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)