Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Thực trạng quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh
3.2.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư XĐGN ở
huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn
Hiện nay, trách nhiệm kiểm tra, giám sát các dự án XĐGN trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn chủ yếu thuộc về phòng Lao động Thương binh và xã hội của huyện, ngoài ra còn có sự phối hợp của các sở ban ngành khác, cụ thể như sau:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá theo Kế hoạch; phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo chung kết quả kiểm tra và giám sát, đánh giá.
- Các sở, ban, ngành: Là cơ quan chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
nghèo và các dự án, chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo thuộc Kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá trên địa bàn; tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin thường xuyên(hàng tháng, hàng quý) và định kỳ, báo cáo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- UBND cấp huyện, cấp xã: Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và giám sát, đánh giá theo Kế hoạch này và hướng dẫn chi tiết của các sở, ban, ngành.
Mặc dù đã có những quy định khá rõ ràng về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các bên liên quan nhưng công tác này hiện nay vẫn được thực hiện chưa hiệu quả. Hầu hết các công trình sử dụng vốn đầu tư từ các chương trình, dự án mà có thực hiện qua hình thức đấu thầu và chỉ định thầu thì ngay sau khi có phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư đều có phê duyệt, lựa chọn đơn vị giám sát thi công công trình (thường có 1 kỹ thuật giám sát trực tiếp). Tuy nhiên việc này cũng chỉ là hình thức cho đúng quy trình thủ tục, ít khi thấy có cán bộ giám sát có mặt tại công trình. Điều này làm cho nhà thầu thích làm thế nào thì làm, ăn bớt, rút ruột công trình là đương nhiên. Công tác kiểm tra, giám sát thường hay được bỏ ngỏ, không giám sát kỹ càng mà chi thực hiện qua loa, đại khái cho xong, cho có. Điều này khiến trong quá trình thi công các công trình, triển khai các xảy ra nhiều sai phạm, chậm tiến độ.
Bảng 3.15: Các sai phạm sau thanh tra, kiểm tra các dự án XĐGN tại huyện Pác Nặm năm 2014-2016 TT Tên dự án, công trình Địa điểm thực hiện dự án Sai phạm Năm 2014
1 Trung tâm dậy nghề huyện Pác Nặm xã Bộc Bố Công tác thẩm định dự toán chưa đảm bảo quy định
2 Đường liên thôn Khâu Bang - Khưa Slưm
xã Bằng Thành
xã Bằng
Thành Có sự sai lệch so với thiết kế
3 Đập mương Nà HoÓc xã Công Bằng xã Công
Bằng Có sự sai lệch so với thiết kế 4 Đường Nà Cà - Cốc Nghè xã Cổ Linh xã Cổ Linh
Áp dụng đơn giá vật liệu, bóc tách khối lượng công việc còn tính thừa, làm tăng tổng mức đầu tư
5 Cầu treo Nà Món xã Công Bằng xã Công
Bằng
Chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình.
6 Đập mương Khuổi Ỏ xã Nhạn Môn xã Nhạn
Môn
Sai lệch kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình
7 Đập mương khuổi Lả xã Cổ Linh xã Cổ Linh Có sự sai lệch so với thiết kế
8 Đập mương Nà Phat - Vi Lạp xã
Nhạn Môn
xã Nhạn Môn
Hồ sơ thanh, quyết toán chưa đầy đủ thủ tục về chế độ kế toán
9 Đập mương Nà Vin xã Giaó Hiệu xã Giaó
Hiệu
Sai phạm trong kỹ thuật, tỷ lệ vật tư pha trộn
10 Mương Đán Lập xã Giáo Hiệu xã Giaó
Hiệu
Nhà thầu tư vấn thiết kế không lập quy trình bảo trì theo quy định.
11 Đập mương Nà Chỉnh xã Bằng Thành xã Bằng
Thành Có sự sai lệch so với thiết kế
Năm 2015
12
Trường Mầm non thôn Khuổi Lạn xã Bằng Thành
xã Bằng Thành
Áp dụng đơn giá vật liệu, bóc tách làm tăng tổng mức đầu tư
13
Đập + kênh mương Khuổi Chặc, thôn Bản Bón xã Cao Tân
xã Cao Tân
Thi công không đúng với thiết kế
14
Đập, mương Cốc Nghịu thôn Nà Bẻ xã Nhạn Môn
xã Nhạn Môn
Chủ đầu tư thanh toán vượt khối lượng thi công cho các nhà thầu thi công
15
Đường liên thôn Nà Coóc - Nà Chảo Công Bằng.
xã Công Bằng
Thi công sai thiết kế kỹ thuật, chất lượng kém
16
Nâng cấp đường liên thôn trung tâm xã - Nà Bẻ xã Nhạn Môn
xã Nhạn Môn
Thi công sai thiết kế kỹ thuật, chất lượng kém
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
17 Đập phai Cốc Chủ xã Xuân La xã Xuân
La
Sai lệch kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình
18 Trạm y tế xã Giáo Hiệu xã Giáo
Hiệu
Thi công không đúng thiết kế, nghiệm thu không đúng khối lượng phát sinh
19 Cầu treo Cốc Pục xã Bằng Thành xã Bằng
Thành
Thi công sai thiết kế kỹ thuật, chất lượng kém
20 Đường Nà Cà - Cốc Nghè xã Cổ Linh xã Cổ Linh
Hồ sơ thanh, quyết toán chưa đầy đủ thủ tục về chế độ kế toán
21 Đường Nà Coóc - Khâu Vai xã Bộc Bố xã Bộc Bố Công tác thẩm định dự toán
chưa đảm bảo quy định
Năm 2016
22 Cầu treo Nà Vài xã Nghiên Loan xã Bằng
Thành
Thi công không đúng thiết kế, nghiệm thu không đúng khối lượng phát sinh
23 Phai trán - Bản Nghè xã Cổ Linh
xã Cao Tân
Thi công không đúng với thiết kế
24 Đập mương Nà Hoóc xã Công Bằng xã Nhạn
Môn
Chủ đầu tư thanh toán vượt khối lượng thi công cho các nhà thầu
25
Đường Khuổi Ún - Khâu Tạu xã Nghiên Loan
xã Công Bằng
Áp dụng đơn giá vật liệu, bóc tách làm tăng tổng mức đầu tư
26
Đường trung tâm An Thắng - Tân Hợi xã An Thắng
xã Nhạn Môn
Thi công sai thiết kế kỹ thuật, chất lượng kém
27
Đường liên thôn Khâu Bang - Khưa Slưm xã Bằng Thành
xã Xuân La
Sai lệch kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình
28
Xây dựng lớp học + nhà ăn + bếp nấu ăn trường mầm non (trường chính) xã Bằng Thành
xã Bộc Bố
Áp dụng đơn giá vật liệu, bóc tách làm tăng tổng mức đầu tư
(Nguồn: Bộ phận Thẩm định Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Pác Nặm và thanh tra liên ngành của Tỉnh)
Trong quá trình thanh tra, Thanh tra tỉnh đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn để xây dựng các dự án trên địa bàn huyện Pác Nặm, cụ thể: Việc khảo sát thiết kế của chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế còn thiếu chính xác dẫn đến việc phải điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công làm thay đổi quy mô thực hiện dự án; nhiều công trình nhà
thầu tư vấn thiết kế không lập quy trình bảo trì theo quy định; các nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế đều không thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; công tác thẩm định dự toán thì chưa đảm bảo; việc lập, thẩm định dự toán chưa chính xác, áp dụng đơn giá vật liệu, bóc tách khối lượng công việc còn tính thừa nên giá trị dự toán không chính xác, làm tăng tổng mức đầu tư; nhiều công trình chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình theo quy định tại Điều 75, Luật Xây dựng 2003; nhà thầu tư vấn giám sát không lập đề cương giám sát; việc quản lý chất lượng vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng của chủ đầu tư cũng chưa đảm bảo; vi phạm trong áp dụng chế độ, định mức, đơn giá, với tổng giá trị nghiệm thu, quyết toán không đúng quy định; hồ sơ thanh, quyết toán chưa chặt chẽ, đầy đủ thủ tục về chế độ kế toán…Những sai phạm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dự án, gây thất thoát ngân sách nhà nước, giảm tính hiệu quả của các dự án trong công cuộc XĐGN của chính phủ.
Bảng 3.16: Tỷ lệ sai phạm của các dự án XĐGN tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016
Năm Tổng số lượng các dự án Số lượng các dự án sai phạm Tỷ lệ sai phạm (%) 2014 34 11 32,35 2015 35 10 28,57 2016 37 7 18,92
(Nguồn: Bộ phận Thẩm định Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Pác Nặm và thanh tra liên ngành của Tỉnh)
Thống kê về tỷ lệ sai phạm của các dự án XĐGN tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016 cho thấy mặc dù số lượng các dự án cũng như tỷ lệ sai phạm của các dự án giảm dần qua các năm nhưng sai phạm của các dự án này vẫn đang ở mức tương đối cao. Cụ thể, tỷ lệ sai phạm năm 2014 là 32,35%; tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
lệ này năm 2015 và 2016 giảm xuống lần lượt là 28% và 18%. Đây là mức sai phạm đáng báo động, đòi hỏi ban quản lý dự án huyện Pác Nặm cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu những sai phạm trong quá trình thực hiện các chương trình XĐGN tại huyện.
Hiện nay, việc tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá các sự án XĐGN tại huyện Pác Nặm vẫn thiếu tính đồng nhất. Quản lý các chương trình/dự án hỗ trợ giảm nghèo còn có những mặt hạn chế. Kết quả tọa đàm với các cán bộ làm công tác giảm nghèo cho thấy hệ thống số liệu phục vụ cho công tác. giám sát, đánh giá còn nhiều hạn chế. Mỗi tổ chức báo cáo một kiểu, đôi khi số liệu không thống nhất. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhưng thực tế không thực hiện được vì không có hệ thống tổ chức thu thập dữ liệu thường xuyên.
Cơ chế giám sát đánh giá còn mang tính chất hình thức, chưa thống nhất, chưa thực sự có tác dụng. Chưa có đủ kinh phí cho hoạt động giám sát, đánh giá (mức chi 450.000 đồng/tháng/xã - theo quy định của Thông tư 102). Hàng năm, huyện thành lập 2 đoàn kiểm tra giám sát các chương trình, dự án giảm nghèo vào tháng 9 nhưng do kinh phí quá ít, bên cạnh đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá đã ban hành nhưng không thực hiện được, thiếu hệ thống thống kê, lưu trữ nên phần nào làm giảm hiệu quả tác dụng của công tác kiểm tra giám sát.
Bảng 3.17: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về quy trình kiểm tra, giám sát các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm
STT Quy trình kiểm tra, giám sát các chương trình XĐGN Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng Ý 1
Quy trình thanh tra, kiểm tra có kế hoạch rõ ràng, dễ thực hiện theo kế hoạch
12,00 15,75 27,25 21,00 20,00
2
Thủ tục giải trình trong quá trình thanh tra, kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện
18,23 21,27 34,70 15,50 10,30
3
Các đối tượng bị kiểm tra của dự
án có thái độ hợp tác, thành thật 14,00 17,35 26,65 22,45 21,55
(Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu khảo sát)
Theo đánh giá từ cán bộ quản lý các cấp về quy trình kiểm tra, giám sát các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm, có 27,75% các cán bộ được khảo sát cho rằng quy trình thanh tra, kiểm tra còn chưa có kế hoạch rõ ràng, ,39,50% các cán bộ quản lý cho rằng thủ tục giải trình trong quá trình thanh tra, kiểm tra còn phức tạp, 31,35% nhận định cácđối tượng bị kiểm tra của dự án còn chưa có thái độ hợp tác, thành thật. Đây là những tồn tại lớn trong công tác thanh tra, kiểm tra cần được khắc phục trong thời gian tới.