Sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình XĐGN tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 101 - 102)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư công cho XĐGN

3.4.4. Sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình XĐGN tạ

huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

Sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình XĐGN trên địa bàn huyện vẫn chưa hiệu quả. Chương trình 135 được áp dụng với đối tượng là cấp xã, thôn được giao cho Ủy ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện, nhưng Chương trình 30a, đối tượng là cấp huyện trên cùng một địa bàn lại phân công Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, tạo nên sự chồng chéo trong quản lý, lãng phí nguồn lực, khó thực hiện. Thêm vào đó, cơ chế quản lý, thực hiện, thanh quyết toán của từng chương trình, chính sách đều riêng biệt, cho nên khó khăn trong quá trình lồng ghép..

Đơn vị tính: %

Hình 3.6: Tỷ lệ lồng ghép của các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm

Sự phối hợp giữa các chương trình, các ngành với nhau còn hạn chế và chưa thống nhất, gây nên các vướng mắc khó khăn khi triển khai thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Theo báo cáo của ban quản lý dự án huyện, nhiều kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo đều được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tỷ lệ dự án được lồng ghép là 54,6%, tỷ lệ dự án được lập riêng là 45,4%. Như vậy chưa có sự lồng ghép triệt để các chương trình hỗ trợ giảm nghèo với các chương trình khác của địa phương từ khi xây dựng kế hoạch. Trong khi nguồn lực có hạn, sự lồng ghép rất cần được tăng cường để các nguồn lực đầu tư công cho giảm nghèo đem lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)