Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Thực trạng quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh
3.2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện các dự án đầu tư XĐGN tại huyện
Nặm tỉnh Bắc Kạn
3.2.4.1. Phân công nhiệm vụ
Việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư XĐGN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn được phối hợp bởi nhiều sở, ban, ngành các cấp. Mỗi dự án, chương trình với các nội dung khác nhau được tiến hành thực hiện, giám sát bởi các cơ quan chức năng khác nhau. Việc tổ chức thực hiện các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm được phân công cụ thể như sau:
* Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
- Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã biên giới, các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Phân công thực hiện: Phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp với các phòng, ban ngành liên quan, UBND các xã chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
* Nhân rộng mô hình giảm nghèo
Thực hiện mô hình giảm nghèo nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường, hướng đến phát triển sản xuất, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi tăng nhanh thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Thực hiện mô hình giảm nghèo tại các xã có hiệu quả, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, áp dụng hiệu quả mô hình giảm nghèo trên địa bàn.
Phân công thực hiện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành liên quan và UBND các xã thực hiện.
* Nâng cao năng lực giảm nghèo
- Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cộng đồng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo…
- Phân công thực hiện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn tổ chức thực hiện.
* Truyền thông về giảm nghèo
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng về giảm nghèo bền vững, Chương trình, mục tiêu, Kế hoạch giảm nghèo của tỉnh, huyện; tăng cường công tác đối thoại giảm nghèo tại cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
- Phân công thực hiện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn tổ chức thực hiện.
* Hỗ trợ giảm nghèo chung
Phân công thực hiện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
Phân công thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ về y tế
Phân công thực hiện: Phòng Y tế chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ về nhà ở, trong đó tập trung chính sách cho hộ nghèo khu vực nông thôn miền núi và người có công với cách mạng để cải thiện nhà ở.
Phân công thực hiện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý
Phân công thực hiện: Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa thông tin
Phân công thực hiện: Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
* Hỗ trợ giảm nghèo đặc thù
- Thực hiện tốt chính sách cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 293/QĐ- TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo cho huyện Pác Nặm. - Phân công thực hiện: Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.
Nhìn chung, các dự án đầu tư XĐGN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn đều được phối hợp thực hiện bởi nhiều sở, ban, ngành các cấp khác nhau. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện và phân công trách nhiệm quản lý các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm còn chung chung, chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong mỗi dự án, dẫn đến hiện tượng chồng chéo trong quản lý. Ngoài ra, một nhược điểm lớn của mô hình này là khi sai phạm xảy ra, rất khó quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, đơn vị nào.
3.2.4.2. Lựa chọn nhà thầu
Các công trình xây dựng giao về các xã làm chủ đầu tư hoặc huyện làm chủ đầu tư có tổng mức đầu từ dưới 3 tỷ đồng đều được các chủ đầu tư lựa chọn hình thức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công. Công tác lựa chọn nhà thầu vẫn là tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật, có đăng báo mời thầu rộng rãi hoặc mời nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu. Quy trình thực hiện chỉ định thầu thực hiện phải tuân theo quy định của luật đấu thầu., có đầy đủ hồ sơ yêu cầu, hồ sơ năng lực của ít nhất 03 đơn vị. Nhưng thực tế, nhiều cuộc đấu thầu không được thông báo trên các phương tiện đại chúng mà diễn ra “âm thầm”. Toàn bộ hồ sơ năng lực thực đấu thầu có khi chỉ do một đơn vị thi công làm hết, đơn vị nào thi công mọi người đều biết trước.
Việc lựa chọn nhà thầu dự trên quan hệ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, kỹ thuật thi công công trình, chất lượng công trình, có trường hợp đơn vị thi công không đủ năng lực thực hiện nhưng vẫn làm. Điều đó gây tại hại và hậu quả cho chủ đầu tư, đối tượng thụ hưởng.
3.2.4.3. Tiến độ thực hiện
Việc thực hiện các quy trình trong thực hiện dự án, thực hiện công trình đa phần còn chậm, qua nhiều khâu, nhiều bước. Cán bộ quản lý chưa nắm chắc quy trình, quá trình thực hiện còn lúng túng, gây chậm trễ cho quá trình thực hiện. Nhiều công trình đến thời điểm cuối năm phải gấp rút chạy khối lượng, chạy thủ tục. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình.
Bảng 3.13: Tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư XĐGN huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016
STT Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dự án XĐGN được thực hiện đúng tiến độ 18 53,00 22 63,00 26 70,00 2 Dự án XĐGN chậm tiến độ so với kế hoạch 16 47,00 13 37,00 11 30,00 Tổng 34 100 35 100 37 100
(Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm)
Thống kê về tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư XĐGN huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016 mặc dù tỷ lệ các dự được thực hiện đúng tiến độ tăng dần qua các năm, từ 53% vào năm 2014 tăng lên thành 70% năm 2016; các dự án chậm tiến độ so với kế hoạch vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao, trên 30% mỗi năm. Điều này cho thấy hiệu quả thực hiện các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm còn thấp, cần có các giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Như vậy, qua biểu tổng hợp kế hoạch phân bổ vốn và quyết toán vốn các năm và thực trạng tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công XĐGN tại huyện Pác Nặm cho thấy: công tác quản lý các chương trình đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Pác Nặm vẫn còn chưa hiệu quả, phân công trách nhiệm quản lý còn chồng chéo, quy định về trách nhiệm chưa rõ ràng. Số liệu nguồn vốn còn tồn động qua các năm còn cao, tỷ lệ thực hiện hoàn thành so với kế hoạch còn thấp, số kinh phí chuyển nguồn, chuyển tiếp sang năm sau rất lớn. Điều này cho thấy công tác triển khai kém hiệu quả, giải ngân chậm… Thủ tục triển khai phức tạp, tốn thời gian công sức. Vốn giảm nghèo qua quá nhiều cấp, quá nhiều thủ tục, đặc biệt đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, xây dựng mô hình sản xuất gây tốn thời gian và chi phí trung gian, ảnh hưởng tới hiệu quả cuối cùng cho người hưởng lợi. Thủ tục quy định từ khi xây dựng dự án đến khi nhận được tiền triển khai dự án qua quá nhiều cấp, nếu mọi việc suôn sẻ, thì cũng có đến 38 bước phải thực hiện (xây dựng dự án - thẩm định - đấu thầu - chọn thầu - giải phóng mặt bằng: xin thủ tục, đền bù, đơn giá, ...) mỗi bước mất ít nhất 5-10 ngày, có khi cả năm mới hoàn tất, nếu không có quyết định phê duyệt trước 31/10 thì lại không được cấp vốn. Để thực hiện dự án đầu tư theo chương trình 135 cần hoàn tất 60 thủ tục mới mang được đồng tiền đến dân. Tất cả lý giải cho công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện là rất yếu.
Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về quy trình thực hiện các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm
Đơn vị: %
STT Công tác phân bổ vốn cho các chương trình XĐGN Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng Ý 1
Phân công nhiệm vụ thực hiện
hợp lý 2
Có những hướng dẫn cụ thể, chi
tiết vê quy trình quản lý dự án 17,00 8,00 34,70 25,30 15,00
3
Các nhà thầu, chủ dự án có trách nhiệm và phối hợp tốt với ban quản lý các dự án
17,00 13,35 28,65 22,45 19,55
(Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu khảo sát)
Theo đánh giá từ cán bộ quản lý các cấp về quy trình thực hiện các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm, có 21,95% các cán bộ được khảo sát cho rằng việc phân công nhiệm vụ thực hiện và giám sát các dự án chưa rõ ràng và hợp lý, 25,00% cho rằng các chương trình XĐGN tại Pác Nặm chưa có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết vê quy trình quản lý dự án và hơn 30% đánh giácác nhà thầu, chủ dự án chưa có trách nhiệm và phối hợp tốt với ban quản lý các dự án. Đây là những hạn chế lớn của việc thực hiện các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm cần được lãnh đạo các cấp thay đổi trong thời gian tới.